Được tạo bởi Blogger.

BAM Series IX: Cách chữa bệnh "nứt cổ gà"

Bệnh nứt cổ gà là một bệnh khá phổ biến với các mẹ đang nuôi con bú. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng phổ biến đó là việc để bé bú không đúng tư thế, bé ko ngậm trọn đc đầu vú, từ đó dưới tác động của việc bé mút - bú, dẫn đến đầu vú mẹ bị kéo ra, dễ bị nứt. Ngoài ra, nguyên nhân nữa cũng dẫn đến việc bị nứt cổ gà đó là sau mỗi lần cho con bú xong mẹ ko vệ sinh sạch đầu vú, để nước bọt của bé dính trên vú mẹ, lâu ngày dẫn đến mất vệ sinh, nứt nẻ và cuối cùng là nứt cổ gà. Cũng có thể mẹ bị nứt cổ gà do ít sữa, bé lại đang tuổi mọc răng lười ăn chỉ thích bú mẹ, nhay đầu ti mẹ lâu không có sữa, trẻ lại ngứa răng sẽ cắn - nghiến khiến mẹ bị nứt cổ gà ==> đích thị là mẹ con nhà mình đây =.=

Nứt cổ gà ở dạng nhẹ sẽ chỉ bị đau, buốt mỗi khi con bú, chảy một ít máu ở chỗ nứt. Nhưng nếu nặng hơn sẽ mưng mủ, nhiễm trùng, gây mất vệ sinh cho cả mẹ và con.

Chữa và phòng bệnh nứt cổ gà không khó. Mẹ chỉ lưu ý cho bé bú đúng tư thế, giữ sạch đầu vú trước và sau khi cho con bú. Tuy nhiên, với những mẹ đã bị nứt cổ gà, tốt nhất nên điều trị ngay khi có dấu hiệu bị nứt và điều trị với 1 trong 3 cách sau:

1. Sữa mẹ

Cách chữa đơn giản, phổ thông, truyền thống và ít tốn kém nhất chính là sữa mẹ. Vắt một ít sữa ra và bôi xung quanh đầu vú, chú ý khu vực bị nứt. Với vết nứt nhẹ, chỉ khoảng 3-4 lần bôi sẽ khỏi.

2. Medela Purelan 100


Kem bôi với 100 % làm từ mỡ cừu lanolin có tác dụng chữa nứt cổ gà ở dạng nặng hơn một tẹo: có thể là vết nứt của bạn đã nhìn rõ kẽ nứt hơn và thi thoảng ra ít máu.

Cách dùng em này: rửa sạch đầu vú, vắt một ít sữa mẹ ra bôi xung quanh đầu vú sau đó bôi em Purelan này vào. Nếu sử dụng đúng như cách này, cũng chỉ khoảng 3-4 lần bôi bệnh sẽ khỏi. Nhiều mẹ ko chú ý, cứ nghĩ chỉ bôi em này vào thôi chứ ko cần kết hợp với sữa mẹ, nên tác dụng vì thế sẽ lâu hơn.

3. Thuốc mỡ Tetracylin

Một tuýp thuốc mỡ 10g nhỏ bé với giá bán chỉ vài nghìn ở hiệu thuốc, nhưng thực sự là loại thuốc "biệt dược" với các mẹ đang nuôi con nhỏ.

Nứt cổ gà nặng? Bôi em này lên đầu vú, khoảng 1-2 lần nếu bôi nhiều, đầu vú sẽ liền lại và cảm giác khi cho con bú khi chưa liền cũng đỡ đau hơn. Lưu ý nhỏ là trước khi bôi phải lau đầu vú sạch, và trước khi cho bé bú phải rửa sạch ko để thuốc còn lưu lại trên đầu vú.

Bé bị táo bón? Lấy một ít thuốc mỡ này bôi lên đầu tăm bông, xoay nhẹ vào hậu môn của bé theo chiều kim đồng hồ, vừa làm vừa kết hợp xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Xoay đến khi đc 1/2 hoặc thậm chí hết cả chiều dài tăm bông, rút nhẹ nhàng ra khỏi hậu môn của bé, bé sẽ buồn mà "giải quyết" ngay. Đây là cách minh đc bác sĩ khoa Tiêu hóa - BV Nhi trực tiếp hướng dẫn, về thực hành thấy bé đi nhẹ nhàng, dễ dàng mà ko đau. Nếu ko bạn có thể chạy ra viện Nhi mua tuýp thuốc thụt theo cân nặng của bé, rồi bôi mỡ này vào đầu tuýp thuốc trước khi thụt.

Bị mụn? Bôi Tetracylin vào vết mụn, khoảng 1 tuần mụn sẽ xẹp, chỉ còn vết thâm mờ ;)

Một vài chia sẻ với các mẹ.

Thân