Được tạo bởi Blogger.

BAM Series III: Tắm cho bé

Nhiều mẹ e ngại trong việc tắm cho con, vì thấy con còn bé quá, xương mềm và tay chân còn yếu nên không biết phải đỡ con tắm như thế nào cho đúng, tắm trong bao lâu để con không bị cảm lạnh, nước bao nhiêu độ để không nóng quá mà cũng không lạnh quá v.v..

Nếu gia đình có điều kiện, trong khoảng 1-2 tuần đầu khi trẻ chưa rụng rốn, bạn nên thuê người tắm bé đến tận nhà để đảm bảo bé được chăm sóc tốt nhất. Nếu không? Mẹ vẫn có thể tắm cho con bình thường nhưng phải chú ý vệ sinh phần cuống rốn của bé một cách nhẹ nhàng với bông y tế và cồn chuyên dụng- đặc biệt là khi cuống rốn rụng để tránh nhiễm trùng. Làm nhẹ nhàng, xoay tư trong ra ngoài, theo chiều kim đồng hồ khu vực rốn của bé. Tuyệt đối không được tự ý đụng chạm để giựt cuống rốn của bé ra, hoặc vệ sinh rốn cho bé quá mạnh tay. Sau khi làm xong, đeo cho bé băng rốn để rốn bé được giữ ấm và bảo vệ một cách tốt nhất.

Sau khi bé rụng rốn, mẹ có thể tự tắm cho bé nhưng có một số lưu ý như sau:

* Chuẩn bị:

1. Đồ dùng để tắm cho bé:

- Chậu tắm: Cần 3 chậu tắm. Một chậu nước to để tắm bé, một chậu nhỡ để tráng người bé (nếu bé tắm bằng xà phòng, nếu bé tắm bằng nước lá thì không cần), một chậu nhỏ để rửa mặt. Ngoài ra có thể thêm một chậu đựng quần áo bẩn cho bé cũng được.


- Khăn tắm: một khăn lót có mũ chụp ở một góc khăn, một khăn xô lớn hình vuông đủ để quấn người bé sau khi tắm xong và ba khăn xô nhỏ (một khăn để gội đầu, một khăn lau khô đầu ngay sau khi gội để chuẩn bị tắm - hai khăn này sau đó dùng để tắm luôn, một khăn dùng để lau lại đầu sau khi đã tắm xong hoàn toàn), 1 khăn rửa mặt.


- Xà phòng tắm bé hoặc nước lá đun sôi để nguội pha cùng với nước đạt nhiệt độ thích hợp

- Quần áo mặc cho bé sau khi tắm, bao tay chân, mũ thóp, yếm...

- Bông ngoáy tai


2. Nước tắm cho bé phải ở nhiệt độ 40 độ C, không nên dùng nước lạnh quá và lại càng không nên dùng nước nóng quá do da bé còn non. Tốt nhất là sử dụng nhiệt kế chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ nước.



3. Phòng tắm cho bé phải là phòng kín gió, kể cả vào mùa hè.

* Tắm đúng cách cho bé

Bước 1: Gội đầu

- Đặt bé nằm trên đùi, hai chân được kẹp chặt vào hai bên sườn mẹ, một tay mẹ đỡ cổ bé, một tay mẹ từ từ nhúng khăn xô xuống nước để gội đầu cho bé.

- Tay đỡ cổ bé của mẹ đồng thời sử dụng hai ngón tay để kẹp chặt tai bé lại tránh cho nước vào tai bé.


- Gội nhanh, chủ yếu là xoa nhẹ đầu bé theo chiều kim đồng hồ. Chú ý phần đằng sau tai và đằng sau gáy là nơi mồ hôi hay tích tụ nên phải vệ sinh kĩ không bé sẽ ngứa ngáy.

- Lau khô đầu ngay cho bé bằng một khăn xô nhỏ rồi mới tiếp tục tắm.

Bước 2: Tắm 

Nhiều mẹ có quan niệm sai lầm rằng tắm đến đâu thì mới lột đồ ra đến đấy. Cách làm này không những mất thời gian mà còn khiến cho bé dễ bị lạnh vì bị mở ra đắp vào chăn quấn nhiều lần - khiến thân nhiệt không ổn định. Cách tốt nhất là cởi nhanh quần áo của bé ra rồi ngâm người bé vào chậu nước.

Thời gian bé ngâm mình trong chậu nước không nên nhiều hơn 10 phút. Khoảng 5-6 phút là đạt yêu cầu.


Nhẹ nhàng xoay người bé, dùng cánh tay và bàn tay thuận đỡ lấy cổ và phần lưng của bé, xuôi theo một góc tầm 45 độ. Để tránh cho bé bị lạnh khi tắm, thấm ướt một chiếc khăn xô sau đó đắp lên bụng bé rồi hẵng kì cọ những khu vực khác. Chú ý đến những nơi như cổ, cằm, bẹn, nách, lưng... là những nơi bé dễ ra mồ hôi, ngứa ngáy, khó chịu và có thể xuất hiện ghét.

Sau khi tắm xong lập tức ủ bé vào khăn xô lớn, sau đó mang ra giường và ủ tiếp bé vào khăn ủ. Từ từ dùng tay mẹ lau người cho bé. Lau đến đâu mặc quần áo đến đấy. Lau khô các khu vực dễ bị hăm: cổ, nách, cẳng tay cẳng chân, bẹn, các kẽ ngón tay ngón chân.


* Lưu ý: Sau khi bé tắm xong, nên cho bé bú ngay và giữ cơ thế bé trong trạng thái ổn định từ 15-20p sau đó mới từ từ mở các cửa sổ, cửa ra vào cho thông thoáng phòng.

**********

Đừng coi việc tắm cho bé là một nghĩa vụ hay một cực hình bởi các bé đều rất thích nước. Hay tạo sự vui vẻ, ấm áp và tăng tình cảm mẹ con trong lúc tắm bằng cách hát cho bé nghe, kể chuyện cho bé - nhiều bé khi mới thả xuống nước thường sợ hãi khóc, nhưng khi nghe thấy tiếng mẹ bên cạnh sẽ cảm thấy an tâm hơn và chịu nằm yên để mẹ dễ bề "thao tác".

Với các bé sinh vào mùa hè, nên tạo điều kiện tắm cho bé thường xuyên - tắm nhiều trẻ cũng sẽ "phỉnh" hơn đấy. Với các bé sinh vào mùa đông, cách một ngày tắm một lần là hợp lý. Nên chú ý tắm thường xuyên cho bé trong tháng đầu để sạch các gây trên người.

Khoảng thời gian tắm theo mùa và theo độ tuổi của trẻ cũng nên có sự thay đổi. Ví dụ như em bé nhà mình thì trong tháng tắm sáng tầm 10h-11h, đến khi lớn hơn và thời tiết bước vào hè thì chuyển dần xuống 3-4h chiều (tắm sớm trẻ lại ra nhiều mồ hôi nên khi ngủ bé không ngon giấc), hiện tại khi bé được 6 tháng và mẹ bắt đầu đi làm thì đổi giờ tắm sớm lên tầm 1h trưa - tắm xong ăn rồi đi ngủ một giấc là vừa.

Bé mặc dù còn nhỏ, nhưng cũng giống như người lớn, và càng lớn thì trẻ càng biết nhận thức rõ ràng hơn về thời gian. Do đó, để dễ dàng chăm sóc bé hơn, hãy quy định một thời gian biểu thích hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn của bé, trong đó có cả thời gian tắm cho bé. Lâu dần bé sẽ quen, cứ đến cữ giờ đó là chờ đợi được mẹ cho đi tắm đấy :)

Chúc các mẹ và các con có khoảng thời gian tắm vui vẻ và ý nghĩa

Thân 


BAM Series II: Em bé của bạn cần gì trong tủ thuốc?!?

Bạn đừng nghĩ một em bé không cần những loại thuốc chuyên dụng trong tủ thuốc gia đình. "Thuốc" đối với em bé, không chỉ đơn giản là kháng sinh hay đại loại một loại thuốc nào đó để chữa bệnh, mà quan trọng hơn là để "phòng bệnh", những "bệnh" thường gặp ở trẻ nhỏ như tưa lưỡi, ngạt mũi sổ mũi, hăm tã, thiếu calci hoặc kẽm v.v..

Sau một thời gian chăm bé, cùng những bỡ ngỡ ban đầu, mẹ Méo đã nghiệm ra rằng trong tủ thuốc gia đình phải luôn có một số loại để sử dụng hằng ngày hoặc sử dụng khi cần kíp :)

From head to toe nhé :)

1. Dầu massage baby oil: Bạn có thể chọn loại dầu massage của bất kì hãng nào mà bạn cho là phù hợp với em bé của bạn, đó có thể là loại dầu đắt tiền nhưng cũng có thể là loại dầu phổ thông như của Johnson & Johnson mà em bé nhà mình đang dùng.


Massage cho bé được các bác sĩ khuyến khích các bà mẹ nên làm cho em bé để kích thích các xương và cơ của con phát triển, Đồng thời, nó cũng là một hình thức "tập thể dục" giúp em  bé của bạn đỡ nhức mỏi cơ thể, đem lại sự sảng khoái và dễ chịu. Mình dám cam đoan em bé nào cũng thích đc massage, xoa bóp chân tay ;)

Tuy nhiên, mình ít khi sử dụng dầu massage của Johnson cho bé (hầu như ko dùng để massage) bởi trong thành phần có mineral oil - dù ít dù nhiều cũng ko tốt cho con mình. Mình trữ một lọ trong tủ để... trị cứt trâu cho bé :)

Cách làm rất đơn giản: trước khi tắm cho bé tầm 15p, bạn xoa một ít dầu massage lên khu vực có cứt trâu của con, massage nhẹ nhàng, sau đó tắm với nước chè hoặc chanh, lấy khăn sữa chà nhẹ lên vùng da có cứt trâu. Đảm bảo sau 2-3 ngày, đám cứt trâu sẽ biến mất (ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện, lớp cứt trâu còn mỏng).

* TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐC CẠY CỨT TRÂU TRÊN ĐẦU BÉ, ĐIỀU NÀY SẼ LÀM TỔN THƯƠNG DA ĐẦU CÒN NON NỚT VÀ LÀM MƯNG MỦ ĐẦU BÉ!

2. Nước muối 0,9%: mua vỉ 10 hộp ngoài hiệu thuốc, không nên mua loại lọ to rồi chắt vào các lọ nhỏ, rất mất công và trong quá trình làm có thể gây mất vệ sinh.


Cái này thì tiện lắm nhé, có thể dùng vệ sinh cho bé hằng ngày mà ko phải lo là có vấn đề gì xảy ra với bé vì nó hoàn toàn lành tính. Bạn có thể dùng để nhỏ mắt, mũi, đánh tưa miệng. Thậm chí, có thể ngâm vào nước nóng 1-2p rồi nhẹ nhàng xịt rửa hậu môn và bộ phận sinh dục của bé, đặc biệt là bé gái. Rất vệ sinh và an toàn.

3. Nystatin - kẻ thù của tưa lưỡi :))


Với những bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần phải bận tâm đến tưa lưỡi. Nhưng với những bé bú ngoài hoàn toàn hoặc bú ngoài kết hợp bú mẹ thì đây thực sự là một loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình phòng khi cần kíp.

Cách pha rất đơn giản, pha 1/2 gói với một lượng nước vừa đủ theo hướng dẫn, chấm gạc rơ lưỡi và nhẹ nhàng rơ đến phần lưỡi, lợi có tưa, nấm. Tích cực làm 2 lần/ngày với bé bị tưa nặng và 1 lần/ngày với bé bị tưa nhẹ, đảm bảo sau 2-3 hôm là khỏi. Sau đó ngày ngày rơ lưỡi bằng gạc và nước muỗi 0.9% đảm bảo ko bh bị lại luôn! ;)

4. Audi baby - vệ sinh tai cho bé

Một loại thuốc của Pháp có công dụng hữu hiệu trong việc làm vệ sinh tai cho bé - vốn là khu vực nhạy cảm mà ít mẹ dám tự tay vệ sinh. Chỉ cần bóp 1-2 giọt vào trong tai bé, xoa bóp nhẹ vành tai rồi đặt bé nằm nghiêng một lúc, gỉ tai sẽ trôi ra. Lúc này nhớ lấy tăm bông chấm sạch tai bé và lau khô để chống hăm tai.


Tuy nhiên không nên lạm dùng sản phẩm này quá nhiều, một tuần chỉ nên làm 1-2 lần.

5. Thuốc chống hăm: hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hăm tốt. Mình thì dùng loại phổ thông là Bepathen của Đức.


Trước khi đóng bỉm cho bé bôi một lớp mỏng quanh mông, háng... đảm bảo sẽ ko bh bị hăm dù đóng bỉm cả ngày. Có thể bôi vào nách, các kẽ chân tay cổ để chống hăm cho bé. Tuy nhiên, nếu bạn có đk, nên cho bé đc "thả rông", đặc biệt là trong mùa hè oi nóng.

6. Vitamin D giúp hấp thụ Calci tốt hơn

Trẻ em VN vốn dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và thiếu calci do tâm lý ủ ấm và che chắn quá kĩ, nhiều nhà kiêng 3 tháng 10 ngày mới cho ra ngoài trời một tí rồi lại lôi tuột vào trong.

Bạn nên nhớ, trẻ con sinh ra và lớn lên trong môi trường vô trùng không hẳn là tốt. Một đứa trẻ khỏe mạnh phải là một đứa trẻ dạn dĩ với mội trường bên ngoài. Do đó, chẳng có gì sai lầm khi con bạn mới đc vài ngày tuổi mà bạn đã cho ra ngoài tắm nắng.


Vitamin D3 giúp trẻ hấp thu calci tốt hơn khi đc cho ra tắm nắng hoặc kể cả khi ở trong nhà, để tránh hiện tượng còi xương. Bé nhà mình trước đây dùng Aquadetrim, nhưng sau đó mình đc giới thiệu mua ZymaD của Pháp - em này công nhận đắt hơn Aquadetrim, mùi cũng thơm hơn và dễ uống hơn. Trộm vía uống đc 2 tháng, bé nhà mình đc mọc 2 cái răng cửa hàm dưới mà ko hề sốt hay bị đi tướt tí nào (trộm vía con!)

Đây là một sp quan trọng mà người làm mẹ nào cũng nên chuẩn bị cho bé ngay từ khi chào đời.

Thân