Được tạo bởi Blogger.

Are you ready for Tết? ;)

Năm nay mình may mắn hơn năm ngoái là Tết bụng không chửa kễnh lên, lại kiếm đc bà giúp việc nhiệt tình, chăm chỉ chứ không phải bà giúp việc lười nhác 23 Tết đã tếch về quê để mình với một đống lanh tanh bành chưa dọn dẹp gì. Trộm vía tỉ lần con gái mấy hôm gần Tết ngoan ngoãn, cho vào trong xe tập đi là chạy tới chạy lui bi ba bi bô, không quấn mẹ để mẹ có thời gian dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa.

Tết năm nay, cũng rút kinh nghiệm từ Tết năm ngoái, mình lên kế hoạch tỉ mỉ chi tiết dọn gì, ở đâu, như thế nào, vào hôm nào... và tranh thủ tất cả các ngày đi làm có thể về sớm, các ngày cuối tuần để túc tắc đi mua mua bán bán, sắm sửa, dọn dẹp. Sáng 29 Tết - mọi thứ đã được sắp sẵn đâu vào đấy, chuẩn bị cho cái Tết thứ hai đi làm dâu - Tết đầu tiên làm mẹ, hy vọng là sẽ không đến nỗi tệ :)

Một chút không khí Tết nơi cửa nhà


Phòng khách với hoa, trà, mứt... sẵn sàng đón khách đến chơi



Rất ưng ý với cây đào và chậu lan năm nay :*




Bể cá - niềm tự hào của chồng mình là đây


Phòng bếp và phòng ăn gọn gàng



Nem đã rán xong để cất vài hộp, để vào tủ lạnh mang về quê cho mẹ chồng vào hôm 30 Tết


Lọ dưa muối và bắp bò ngâm dấm. Năm đầu tiên làm bắp bò ngâm dấm, hy vọng thành công :( Năm nay vẫn chưa biết muối hành, năm sau sẽ cố gắng :)


Gian thờ ngày Tết với bánh kẹo, rượu, mâm ngũ quả, lễ vật và cả một cành đào nhỏ đem không khí Tết đến nơi đây cho các cụ :) Đêm 30 sẽ có thêm bánh chưng, xôi gà và một vòng hương mới đúng như truyền thống.


Phòng ngủ, thay bộ chăn ga gối mới cho cả giường bố mẹ và giường con (có con chó con đang nằm thiu thiu ngụ trên giường kìa he he). Thêm đó, sắp xếp lại góc làm đẹp cho gọn gàng.



Phew, cuối cùng thì cũng kịp làm gọn lại tổ ấm trước thềm năm mới. Chỉ có điều hơi buồn là đầu tóc vẫn như dở hơi, chưa có thời gian đi chăm chút tỉa tót lại. Thôi thì... hẹn năm sau nhé ;)

Hy vọng năm mới, nhiều niềm vui và hạnh phúc, thành công và may mắn sẽ đến với gia đình nhỏ của mình. Mong chồng ăn nên làm ra, "mã đáo thành công". Mong con gái hay ăn chóng nhớn, khỏe mạnh và chạy nhanh như ngựa :D Còn mình? Chả mong gì, chỉ mong đc một năm mới bình yên, hạnh phúc với gia đình nhỏ. Thế là quá đủ rồi, nhỉ? :)

Chúc mọi người ăn Tết vui vẻ, năm mới vạn sự như ý nhé! Hẹn ra Tết với nhiều review chất lượng và nóng hôi hổi :)

Thân


Nào, chúng mình cùng dọn nhà đón Tết!!! (III)

LOVELY KITCHEN <3

P/S: Sorry mọi người vì chất lượng ảnh không đc đẹp - mình chụp trong lúc tranh thủ bế con và trời lúc này cũng đã tối nên ánh sáng không đủ yêu cầu để chụp đc bức ảnh đẹp :(

Vị trí quan trọng nhất trong nhà, nơi cực kì quan trọng của người phụ nữ nên mình cũng đầu tư công sức và... tiền bạc vào đây nhiều nhất :D

Vì mình ở căn hộ chung cư, để tiết kiệm diện tích và tạo sự thông thoáng cho căn hộ, chủ đầu tư đã thiết kế để bếp và khu vực ăn trong căn hộ thông với phòng khách. Thiết kế này khá quen thuộc tuy nhiên nó cũng đặt ra một vấn đề nhỏ: khách đến nhà có thể nhìn thấy khu bếp ăn của gia đình, vì vậy việc giữ gìn vệ sinh gọn gàng khu bếp để... không xấu hổ với khách, và thuận tiện trong việc nấu nướng là vô cùng quan trọng.

Đây là toàn cảnh căn bếp của nhà mình:


Lúc bọn mình dọn lên căn hộ này, bếp đã làm sẵn. Nhưng vì không làm vc trực tiếp với bên làm bếp nên chỉ đc phần vỏ - còn phần ruột thì trống không, chả có chạn chủng gì cả. Dùng một time, lại có con nhỏ, nhà nhiều đồ đạc nên mình phải lập tức tìm địa chỉ làm chạn để tiện bề sắp xếp, hệ thống lại bếp cho gọn gàng. Trông thì ko đc đẹp mắt như tủ bếp chuyên nghiệp, nhưng thôi cũng nhờ có cái chạn này mà bếp nhà tớ trông khá khẩm hơn. Ở entry đầu của series này mình có chia sẻ với mọi người video trên youtube cách sắp xếp nhà cửa khoa học, trong đó có đa số là giới thiệu cách sắp xếp nhà bếp, mình đang cố gắng áp dụng cho căn bếp nhà ở nhà. Ngoài ra mọi người có thể vào blog của chị Bích Nga để đọc, rất bổ ích ý ;)

Khi sửa soạn, mua sắm và dọn dẹp cho căn bếp - có một số nguyên tắc mình tự đề ra để bếp luôn sạch đẹp, gọn gàng. Chia sẻ với mọi người:

1. Sàn bếp

Đầu tiên, phải nói tới đó là sàn bếp.

Nguyên bản thiết kế của căn hộ là sàn gạch, sau này gia đình mình đã làm sàn gỗ. Nhưng riêng với khu vực bếp thì không. Lý do đơn giản là khu vực nấu nướng, rửa dọn thường có nước hoặc dầu mỡ bắn ra, việc sử dụng sàn gỗ ở khu vực này sẽ khiến gỗ bị giảm tuổi thọ, cong vênh do bị tác động của nhiệt (từ bếp nấu), đồng thời việc cọ rửa sẽ khó khăn hơn do gỗ kém chịu nước và dễ bị xước nếu chà xát quá nhiều. Sàn gạch là lựa chọn lý tưởng cho khu vực bếp, dù bạn ở nhà tầng hay nhà chung cư.

2. Tủ lạnh - chậu rửa - bếp nấu

Trong bếp, mình thấy có 3 thứ quan trọng: bếp nấu (đương nhiên) - bồn rửa bát - tủ lạnh. Tại sao với mình 3 thứ này quan trọng? Bởi 3 thứ này không nên để cạnh nhau. Nơi đặt tủ lạnh cần chú ý hai điều: không quá gần chậu rửa, và không quá gần bếp. Nước từ chậu rửa, nhiệt từ bếp tỏa ra - đó có thể là hai yếu tố khiến tuổi thọ của tủ lạnh giảm nhanh và dễ bị chập điện. Bếp và chậu rửa cũng không nên đặt cạnh nhau vì Hỏa kị Thủy. Do đó, trong bếp, tìm đc nơi thích hợp để đặt 3 thứ quan trọng này cũng khiến cho ko ít bà nội trợ đau đầu.

Bếp nhà mình có một khu vực được xây thụt vào bên trong, mục đích để... đặt máy giặt. Nhưng mình tận dụng để đặt tủ lạnh, vì thấy hợp lý hơn. Còn máy giặt thì đặt trong nhà vệ sinh, ở nơi khô ráo. Với khu vực này, ổ điện đc thiết kế sâu phía bên trong, cách xa chậu rửa và đường ống nước nên mình cân nhắc để tận dụng.


Với bếp - trung tâm của khu vực này đc đặt ở giữa, cách xa hẳn khu vựa rửa bát và tủ lạnh. Nơi để bếp cần chú ý thiết kế xung quanh là nơi đặt gia vị, nước mắm... để tiện với trong lúc làm bếp.


Hai cánh hai bên tủ bếp: một bên để trữ dầu ăn, nước mắm không dùng đến và thớt (theo thiết kế thì đây đáng ra phải là hộc để dao đũa và thớt, chán thế đấy =.=), một bên đã đc chia sẵn khay gỗ để gia vị nấu nướng khác (dấm, nước mắm, các loại gia vị chưa dùng đến cũng đc cho vào đây).


3. Tận dụng tối đa diện tích


Giá kệ đc thiết kế ra để tiết kiệm diện tích và khoảng không, do đó bạn nên tận dụng tối đa các loại giá kệ đc lắp sẵn hoặc tìm mua loại phù hợp với tủ bếp của gia đình mình. Ví dụ như thế này:

Với các loại bát đĩa dùng thường ngày trong bữa ăn gia đình, bạn nên cho tất cả vào một chỗ. Cái nào dùng nhiều để phía dưới, cái nào dùng ít cho lên phía trên. Phân loại bát một khu vực: bát to, bát nhỏ, bát nhỡ. Đĩa cũng như vậy. Với cốc, chén, ly và nôi niêu, xoong, chảo bạn cũng nên làm tương tự như vậy.


Một đồ vật cũng khá hay mà mình mới tìm được ở UMA. Hiện thì mới thấy ở UMA chứ chưa thấy ở chỗ nào khác: hộp để đồ nhựa có tay cầm. Bạn có thể nhìn thấy hai hộp mình xếp để cạnh nhau ở ngăn dưới của chạn này:


Hộp này mình mua về để tận dụng để các loại khay, máy đánh trứng v.v.. phục vụ sở thích làm bánh của mình. Vốn dĩ nếu không có hai chiếc hộp này thì khay bày ra sẽ hơi nhiều và tốn diện tích vì mình có khá nhiều khay và nhiều mẫu khuôn để làm bánh cupcake.


Một kiểu kệ khác cũng muốn share để các bạn tham khảo đó là kiểu giá kệ có thể chồng lên nhau và tháo rời ra như thế này:


Giá này mình cũng mua tại UMA, nhưng bạn có thể tìm thấy ở Fivimart. Đây là loại giá đơn, nhưng khi cần có thể xếp chồng lên nhau vì nó có những rãnh giúp giữ chân giá chắc chắn và không bị đổ. Việc tìm đc chiếc giá này giúp mình tận dụng trong ngăn để đồ khô, xếp những hộp chứa đồ khô loại nhỏ, kích thước khác nhau và không bị khuất sau các hộp chứa đồ khô có dung tích lớn hơn.


Một loại khay chia đồ nữa, rất hay mà mình nghĩ các bạn nên tham khảo đến từ IKEA. Cái này ở UMA cũng có loại to hơn, chia ngăn ít hơn, về cả chất liệu và màu đều tương tự nhưng mình chỉ tìm thấy loại vừa vặn với kích thước ngăn khéo của tủ bếp nhà mình ở IKEA. Các bạn có thể tham khảo tại đây.



4. Mọi vật đều có chỗ của nó!


Một trong những lý do khiến căn bếp của bạn trở nên lộn xộn đó là các đồ vật nhỏ như giẻ lau, chai lọ cọ rửa, chổi v.v.. vứt mỗi chỗ một nơi. Điều quan trọng đó là khi sắp xếp vào các giá kệ, bạn cần phân loại đồ nào, chức năng nào ở đâu. Với những đồ vật nhỏ, nhưng lại dùng thường xuyên, hãy sử dụng những khay, móc... để treo, đựng đồ vật ở nơi vừa tầm với và thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Đồ vệ sinh như chổi, hót rác, dung dịch cọ rửa - hãy chắc chắn chúng đc để một nơi cố định. Một điều đơn giản: đồ dọn dẹp bếp bẩn, bếp sẽ không bao giờ sạch.

Ở đây, tận dụng khoảng không còn trống bên hông tủ lạnh, mình đóng vài cái mắc treo nhựa vào tường để treo chổi và hót rác. Móc treo nhựa này là loại có các ghim nhỏ, đóng bằng búa cố định vào tường, mỗi móc chịu đc trọng lực lên đến 5kg. Móc to tớ mua ở Fivimart, móc nhỏ thì ở Kun Kun's Furniture, bạn có thể tìm mua ở UMA cũng có nữa.




Với dung dịch cọ rửa, vị trí lý tưởng là ở dưới bồn rửa bát!



5. Hộp nhựa - hộp nhựa và hộp nhựa - Nói không với túi nilon!


Để bảo quản, lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh đc lâu hơn và tốt hơn bạn nên làm thân với những chiếc hộp nhựa đủ kích cỡ. Những chiếc hộp nhà mình đang dùng mua chủ yếu ở Fivimart. Vào trong đó, bạn có thể thấy hằng hà sa số các loại hộp nhựa đủ kích cỡ, kiểu cách để mua và sử dụng. Với bản tính cái gì cũng thích đồng bộ, thì mình cứ mua một loại đủ kích cỡ của một hãng, và dùng thỏa thích :) Tốt nhất là không nên dùng túi nilon đựng thực phẩm mang từ ngoài chợ về rồi vứt vào trong tủ lạnh. Túi nilon vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa khiến tủ lạnh trở nên bẩn hơn khi thực phẩm bị chảy nước và bám trên bề mặt khay tủ lạnh:-SS


Cá biệt, với các loại rau củ - bạn nên đầu tư mua loại túi nilon cuộn đựng rau vẫn thường được dùng ở các quầy bán rau trong siêu thị. Sạch sẽ và vệ sinh hơn.


6. Cất những đồ chẳng bao giờ dùng đến - hoặc hiếm khi dùng đến ra chỗ khác

Một điều hiển nhiên nếu như bạn hay thích vào bếp và mua sắm dụng cụ làm bếp, sẽ xuất hiện tình trạng: bếp thì bé, mà có quá nhiều đồ để cất. Tốt nhất hãy phân loại ra đồ nào hay dùng và đồ nào ít khi hoặc chẳng bh dùng đến, cho đi hoặc cất đi ở một chỗ khác cũng gần với khu bếp của mình. Ở đây, mình cất trong tủ chứa đồ ngay lối ra vào của nhà - gần khu vực bếp.


Tủ nhà mình đc thiết kế 4 cánh, vừa vặn với khoảng không gian mà chủ đầu tư xây sẵn. Tủ đc chia làm 2 phần. 4 cánh trên là ngăn để đựng đồ: một bên tủ đựng các loại hộp để đồ gia dụng như máy tạo hơi ẩm, bình đun nước bằng điện, máy xay cầm tay... Tranh thủ diện tích còn trống và trong tủ bếp cũng không có chỗ, mình cất tạm một vài đồ gia dụng như máy ép hoa quả, máy vắt cam, máy xay sinh tố... vào luôn ;)



Hai cánh tủ còn lại, vì gần cửa ra vào nên mình để các dụng cụ như ô dù, mũ nón để tiện lấy khi đi ra ngoài, may mắn là vẫn vừa tủ ;)

Một vài chia sẻ với các bạn. Hôm nay đã là 24 Tết rồi, bạn đã sắm sửa được gì cho Tết chưa? ;)

Thân


Nào, chúng mình cùng dọn nhà đón Tết!!! (II)

HOW TO ORGANIZE YOUR CLOSET?

Ở nhà mình, có hai vị trí mình thấy lúc nào cũng bừa bộn và cần sắp xếp lại: một là tủ quần áo, hai là bếp.
Với tủ quần áo lộn xộn, việc nhớ đc bạn có những bộ quần áo ntn, kết hợp ra sao... vào mỗi buổi sáng đi làm thật là khổ (và vợ chồng mình cũng đã từng như thế). 

Từ hồi sắp xếp lại tủ quần áo, mình thấy việc mỗi sáng đứng trước tủ tìm quần áo để mặc đi làm, hoặc những lúc chuẩn bị quần áo để đi tắm vào cuối ngày... đều trở nên dễ dàng hơn, cho cả hai vợ chồng. Khi cần thay đồ cho em bé, mình cũng thấy tiện hơn, nhanh hơn. Có thể nói niềm tự hào của mình chính là cái tủ quần áo này đây :)

Đây là toàn bộ tổng quan tủ quần áo của hai vợ chồng mình nhìn từ bên ngoài. Tủ quần áo này đc thiết kế âm tường vừa vặn với thiết kế thô ban đầu của chủ đầu tư. Tủ gồm 4 cánh. Với 4 cánh phía trên cùng, mình dùng để đựng các đồ ít khi dùng đến, chủ yếu là chăn ga gối sơ cua, vali du lịch và một số bộ quần áo ít khi có nhu cầu sử dụng. 4 cánh phía dưới và hai ngăn tủ kéo ra kéo vào dưới cùng là nơi đựng quần áo hàng ngày. Trong đó áo rét  và quần áo đi làm ưu tiên ở trên cao, treo lên mắc đc thì càng tốt - vì nhu cầu đi làm quần áo phải phẳng phiu. Với quần áo ở nhà, quần áo lót... thì để trong các ngăn kéo phía dưới và gấp lại.


Đầu tiên, về sắp xếp áo, váy ở mắc treo. Mình chủ trương sắp xếp theo nhu cầu sử dụng và các tone màu: áo khoác mùa đông, áo mùa thu, áo sơmi; các áo màu sáng ra một khu, màu tối ra một khu. Trong khu vực màu sáng thì sẽ chia thành nhiều phần nhỏ, ví dụ: áo vàng ở tất cả một chỗ, áo đỏ ở tất cả một chỗ, áo trắng ở tất cả một chỗ. Với khu tối màu thì cũng tương tự như vậy.


Trong khu vực áo đã đc phân chia theo màu như vậy, tỉ mỉ hơn thì bạn có thể phân chia theo độ dài, độ dày của từng chiếc áo. Nhưng thôi thế có vẻ cầu kì quá, mình chỉ phân theo màu cũng đã chết mệt rồi =))

Với quần âu và khăn, cách tốt nhất là treo lên những mắc treo tiện dụng như thế này, giúp quần ko bị nhăn, và tiết kiệm diện tích, một mắc có thể treo đc 4-5 chiếc. Hai loại móc này bạn đều có thể mua ở cả IKEA lẫn UMA, giá cả tương đương nhau. Bạn có thể tham khảo giá tại đây.



Trước mình hay xếp khăn quàng chồng lên nhau, nhưng từ hồi có em mắc treo này thấy tiện hơn hẳn. Giá có thể tham khảo tại đây nhé mọi người.



Với những chồng quần áo xếp phía dưới, cách tốt nhất là phân loại và xếp tuỳ theo nhu cầu sử dụng: đồ dùng nhiều cho ra ngoài, dùng ít cho vào trong; áo một chồng, quần một chồng... đại loại thế.


Ngoài ra, một điều mình cũng tâm đắc nhất khi xếp tủ quần áo đó là nhờ vào các túi vải chia đồ ;) Bộ chia đồ lót, tất... mình mua ở một hàng gia dụng thông minh. Một túi khuôn vuông, đc chia thành từng ô nhỏ, rất tiện cho việc sắp xếp. Đặc biệt với chiếc túi này, áo lót khi đựng vào sẽ giữ đc phom, không bị méo xẹo, từ đó tuổi thọ cũng cao hơn ^^.



Trong ngăn tủ của mình và của ông xã cũng có một số các túi chia ngăn kéo mua ở UMA và IKEA để sắp xếp tủ cho gọn gàng hơn. Công nhận từ hồi mua mấy cái túi xếp đồ này cả hai vc đều ngăn nắp hơn hẳn, và tủ thì cũng... rộng ra trông thấy. Một số hình ảnh về các khay chia tủ để mọi người tham khảo (thực ra mình chưa ưng ý lắm với cách gấp quần áo để trong các ngăn chia tủ này lắm, tg tới sẽ nghiên cứu để gấp sao cho vừa đẹp mắt mà lại gọn gàng hơn :D). Giá mọi người có thể tham khảo tại đây, tuy nhiên với bộ màu tím thì mình thấy ở UMA Lò Đúc mới có (có thêm cả màu xanh lá), còn ở IKEA thì họ chỉ nhập trắng và đen và phải mua theo set 3 cái chứ ko đc mua lẻ như ở UMA.



Thêm một túi chia đồ nữa cũng khá hay. Túi này hộc chia nhỏ hơn nên mình thấy để đựng các phụ kiện như belt khá tiện :)



Với những quần áo không dùng đến và chăn ga gối, tips là sử dụng nhưng chiếc túi to để đựng. Túi này nếu mua ở Chợ Đồng Xuân thì khá rẻ, chỉ khoảng vài chục nghìn. Cầu kì hơn thì mua túi ở UMA (trong ảnh là cái túi màu xanh ý)  - tham khảo giá tại đây. Em túi xanh đấy có cái tiện là hai bên có thanh chống để túi ko bị méo, giữ đc phom túi, khóa kéo cũng chắc chắn vừa vặn. Mình đầu tư cái túi này để đựng quần áo ko dùng đến của em bé để dành cho... em bé tiếp theo =]]. Cho vào trong túi xếp gọn lại, tiết kiệm đc ối không gian trong ngăn tủ.



Tủ quần áo của em bé :)

Trước khi đẻ:


Sau khi đẻ :))


Thú thật là với trẻ con thì không bh có cái gì chứa đủ đồ của chúng, và với con gái thì lại càng khó :)) Đây là một cơ số đồ mình đã cho đi, cất vào trong tủ lớn của bố mẹ rồi đấy, ngăn nào ngăn nấy vẫn chật ních =.= Thực bụng là vì chẳng còn chỗ, nên làn đựng đồ thường dùng hàng ngày của bé, và túi bỉm phải cho hết lên nóc tủ, không thì chả có chỗ :))


Trong tủ, mình ưu tiên đựng các bộ quần áo đi chơi và quần áo rét mùa đông của bé. Còn với các bộ quần áo hàng ngày, đặc biệt là quần (vì bé nhà mình ko đóng bỉm) thì mình tận dụng chiếc làn quen thuộc với nhiều mẹ ở VN.

***********

Sắp xếp khoa học ngăn tủ quần áo không chỉ khiến diện tích đc tận dụng tối đa, mà quan trọng hơn đó là bạn có thể dễ dàng kiểm soát đc lượng quần áo của mình, giúp cho việc tìm kiếm và mix & match trở nên dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.

Một vài chia sẻ với các bạn!

Thân