Được tạo bởi Blogger.

My Wedding Plan :)

Hị hị, lấy chồng đc gần nửa năm rồi dưng mà dư âm thì vẫn còn nhiều lắm. Bây giờ mở LCM, WTT ra lần nào là thấy các nàng bình luận rôm rả, topic này topic kia về vấn đề lấy chồng, tổ chức đám cưới... làm mình cũng háo hức không kém. Chả nhẽ lấy rồi, giờ thành "ỏng" rồi mà lại đòi lấy lại lần nữa? :)

Dạo này mỹ phẩm không dùng được nhiều, ngày ngày lên mạng chỉ chăm chăm lên list mua đồ cho em bé... túm lại là hơi bị bí đề tài cho WP vì thế hôm nay mình đổi gió, làm một entry về wedding dành tặng cho các nàng sắp và sẽ lấy chồng nhé. Coi như để chia sẻ chút ít kinh nghiệm vốn liếng của mình :D

*****

* Chuẩn bị - cái này nội bộ cô dâu chú rể với nhau thôi :D

Đầu tiên, theo đúng truyền thống, mặc dù có thể hai bên bố mẹ đã gặp gỡ và quen biết nhau từ trước thì vẫn phải có một lễ quan trọng đó là lễ DẠM NGÕ. Lễ Dạm ngõ khác với lễ ăn hỏi. Ở Lễ Dạm ngõ, thay vì các vị cao lão, đại diện hai họ và hai bên gia đình đến gặp nhau thì tục lệ này có thể chỉ bó gọn trong thành viên của 2 gia đình cô dâu và chú rể. Đúng nguyên tắc, nhà trai có thể mang một khay trầu têm cánh phượng đến xin phép nhà gái cho đôi trẻ chính thức "nên duyên vợ chồng". Lý do có lễ này vì hồi xưa các cụ thường chọn vọ gả chồng cho con, "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" vì thế việc nhà trai mang trầu têm cánh phượng đến nói chuyện với nhà gái như một cách thông báo: "Gia đình tôi đã chọn con gái ông bà làm con dâu cho con trai tôi".

* Lễ Dạm ngõ

Lễ Dạm ngõ được diễn ra vào ngày Chủ nhật. Hức, trước hôm đấy 2 ngày mình còn bị đau đầu, hâm hấp sốt nên hôm làm Lễ Dạm ngõ mặt hơi nhăn nhó khó chịu :))

Nhà trai tùy tâm có thể mang đến một lẵng hoa quả nhỏ, ai cầu kì thì có trầu têm cánh phượng (thực ra là mình thấy hơi thừa thãi vì bh có mấy bà nhai trầu nữa đâu :D) Sau khi đại diện hai bên gia đình thông báo lý do, giới thiệu đại diện hai bên (toàn cô dì chú bác ruột thịt thân thích - và quan trọng là những người sẽ giúp đỡ hai gia đình trong khâu tổ chức lễ cưới), thông báo việc đã chọn được ngày lành tháng tốt từ phía nhà trai, thông báo số lượng lễ nhà trai phải mang đến nhà gái và quan trọng là trao lễ vật nhà trai mang đến trong Lễ Dạm ngõ...  Trong lúc mọi người ở dưới nói chuyện, tiếp nước, bố mình mang lễ vật nhỏ đó lên thắp hương - gọi là báo cáo với các gia tiên, tổ tông và xin phép được cùng nhà trai chọn ngày lành tháng tốt làm lễ.

Xong việc hai đứa thở phào nhẹ nhõm, mặt mình hôm đấy ốm nên hốc hác, chồng thì béo mà trời lại nóng nên mồ hôi mồ kê - cơ mà xong việc vẫn vui, hai đứa cười vẫn sướng :D

Lễ Dạm ngõ diễn ra nhẹ nhàng và không cầu kì như vậy thôi. Mọi người trò chuyện, gặp gỡ nhau lần đầu vui vẻ là chính nên bạn không phải quá cầu kì.

* Lễ Ăn hỏi

Sau Lễ Dạm ngõ khoảng 2 tháng sẽ đến Lễ Ăn hỏi.

Có một số điều bạn phải chú ý trong Lễ Ăn hỏi:

1. Áo dài/ Trang điểm/ Làm tóc

Áo dài bạn nên chọn vải may trước Lễ Ăn hỏi tầm 2 tuần - 1 tháng. Thường các cô dâu chọn màu áo dài đỏ, thêu chỉ vàng, quấn khăn đóng theo đúng truyền thống. Như mình không thích màu đỏ lắm, thích cái j đó phá cách một chút, là lạ một chút nên chọn loại vải của Trung Quốc in phun tranh thủy mặc - loại vải này bán nhiều nhất ở Phùng Khắc Khoan, Hà Nội. Trông lạ lạ (với mình :D). Các bạn cứ đến đấy tìm là ra.

Sở dĩ mình không thích vào các của hàng may áo dài sẵn vì vải ở đấy thường hạn chế, không đa dạng. Trong khi nếu ở HN mà bạn vào chợ Hôm mua vải thì đa số là hàng chợ, giá rẻ hơn, dễ mặc cả những mặc rất chán. Mình quan niệm áo dài may cho ăn hỏi không phải chỉ mặc 1 lần rồi vứt, mà quan trọng là có thể đem ra "trưng dụng" lâu dài nên mua vải và công may mắc một chút cũng không vấn đề.


Nhà may mình gửi gắm để may áo dài là Hương Giang trên Phố Tuệ Tĩnh. Nhà may này thì nổi tiếng rồi, nhưng chính vì nổi tiếng nên cũng phải chờ khá lâu để có một bộ áo dài ưng ý. Mình đặt may phải tầm 10 ngày sau mới được nhận áo. Sau khi nhận áo, thử lại mình bắt thợ ở đấy sửa hai lần, vị chi mất thêm tầm 1 tuần nữa mới đc một cái áo dài ưng ý, mặc vừa, ko bị bí bách :(

Làm tóc và trang điểm mình thuê một đội của Morzart đến tận nhà làm cho cả cô dâu, mẹ cô dâu, em gái và bà nội, bà ngoại và các dì. Giá làm cho mẹ cô dâu và cô dâu là 1tr/người - Làm thêm cho họ hàng và gia đình (trang điểm nhẹ nhàng, em gái mình tết tóc điệu, bà thì vấn tóc kiểu xưa, các dì cũng vấn kiểu Hà Nội xưa, không cầu kì) họ lấy 500k/người. Nhưng vì nhà đông người nên họ giảm còn 300k/người. Một đội gồm 1 thợ make và 1 thợ làm tóc thay phiên nhau.

Nên chốt giờ với họ trước. Nên đến trước giờ làm lễ khoảng 3 tiếng. Sau khi làm xong căn giờ còn khoảng độ 45p - 1 tiếng là đẹp nhất. Như mình làm lễ lúc 8h30, đội thợ mình hẹn đến từ 5h - làm xong xuôi tất cả là 7h45p.


Các bạn nhớ lưu ý nên check kĩ các sp họ dùng để trang điểm cho mặt nhé. Tốt nhất nên bỏ ra khoảng 300-500k để thử cho họ make trước khi kí hợp đồng xem có bị dị ứng và có hạp với mặt mình không. Thợ của Morzart là do bạn mình giới thiệu, họ dùng chủ yếu sp trang điểm của HQ nên khá nhẹ mặt, dễ bay. Đến hôm đám cưới họ mới dùng nhiều đồ của MUFE và MAC.

2.  Số lượng tráp/Các loại lễ bạn cần trong từng tráp/ Số lượng cụ thể từng loại lễ của từng tráp - Cái này thống nhất càng sớm càng tốt

Như trong Lễ Ăn hỏi của mình, số lượng tráp là 9, số lượng lễ trong mỗi tráp là 900. Thường số lượng tráp hay được chọn theo con số lẻ: 3-5-7-9, số lượng lễ cũng vậy. 5 tráp thì hơi ít vì nhà mình đông họ hàng, 7 thì số xấu mình với chồng không thích nên chốt lại là 9. Gốm: Tráp Rồng, Tráp Phượng, Bánh đậu xanh, Chè sen, Bánh phu thê, Chè xanh, Rượu, Bánh kẹo ngọt đóng hộp và Trầu cau. Nhiều nhà thay Tráp Rồng - Phượng bằng Xôi vò và Lợn quay. Nhưng mà trông mỡ màng quá, nhà mình sợ nên thay bằng Tráp Rồng Phượng. Kết quả là ai đến cũng tấm tắc khen lễ đẹp :)


Cái thứ hai phải lưu ý là hạn của bánh trái. Hạn các loại bánh Phu thê, Đậu xanh thường để 3-5 ngày là hết date nên bạn phải dặn kĩ nơi đặt dịch vụ. Tốt nhất là lấy bánh trái vào buổi sáng sớm ngày làm lễ để hạn bánh được mới (nếu làm lễ vào buổi chiều, không cập rật thời gian), nếu không thì phải lấy bánh mới vào buổi sáng trước ngày làm lễ 1 ngày.

3. Đội ngũ bê tráp/ Cách di chuyển tráp từ cửa hàng đến nhà trai và từ nhà trai đến nhà gái


Cái này phải thống nhất cụ thể nhé. Tráp phải đến nhà trai trước giờ làm lễ. Và phải căn giờ chuẩn để đến nhà gái đúng giờ. Muộn một li là đi một dặm đấy.

Nhiều bạn nhờ người bê tráp hộ, mình thì thuê cho nhanh, đỡ lằng nhằng. Ở nơi làm dịch vụ Ăn hỏi họ sẽ cung cấp thông tin đội ngũ bê tráp, bạn có thể xin xem ảnh đề chọn cũng đc :) Nhớ chọn nam thì đừng cao hơn chú rể, nữ thì đừng xinh hơn cô dâu nhé =))

4. Trang trí

Gồm phông ăn hỏi, bàn ghế đi cùng là lọ hoa, khăn trải bàn. Có thể phải dựng rạp nếu cần. Cổng bóng hoặc cổng hoa đặt trước cửa nhà (cái này liên hệ bên dịch vụ Ăn hỏi, họ có làm cho đấy)

Để phá cách, bố mình gợi ý phông chiếu tre, kết hoa. Mình đặt làm tại điện hoa Việt Pháp ở Kim Liên. Website đây: http://www.hoa.vn/


Hoa của họ nhập từ Đà Lạt về, hoa bông to, tươi lâu nên mình rất ưng. Giá khá đắt nên nếu bạn muốn làm phông đơn giản hơn (cắt giấy, dán chữ hoặc in phông màu) thì có thể liên hệ với bên dịch vụ làm Lễ Ăn hỏi.  Vì trong nhà nhiều hoa rồi nên cổng mình đặt làm công bóng, tông trắng - đỏ đậm.

Phew, mệt quá. Hôm nay tạm thế, mai mình viết tiếp về Lễ Cưới nhé ;)

Thân