Thật tình cờ và thật bất ngờ, con số 12 lại là con số dành cho entry có nội dung này - một con số ý nghĩa.
Đầu
tiên phải nói rõ rằng, quan niệm miền Nam và miền Bắc về cúng Mụ và
cúng Thôi nôi khác nhau. Miền Nam rất đề cao và làm cầu kì cẩn thận hai
lễ này, trong khi đó miền Bắc thì không quá nặng vấn đề cúng lễ, đặc
biệt là lễ cúng Thôi nôi, nhiều em bé chỉ đc gia đình cúng Mụ thôi. Mâm
cũng miền Nam và miền Bắc cũng khác nhau. Ở bài viết này, tớ đề cập đến
kinh nghiệm cúng Mụ và Thôi nôi cho em bé nhà tớ theo cách của người Bắc
(vì tớ là người miền Bắc :D). Với miền Nam, các bạn có thể search
Google, rất nhiều và cực kì chi tiết :D
LÝ THUYẾT
1. Cúng Mụ, cúng Thôi nôi là gì và tại sao phải làm?
Theo
quan niệm dân gian của người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị
Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương
(12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời
được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm
thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và
cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Tục thờ
cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Quốc. Theo
truyền thuyết, lệ tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong
tác phẩm "Phong thần diễn nghĩa". Theo truyện, Khương Tử Nha
phụng chỉ Ngọc Hoàng phong cho ba vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và
Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ "hỗn nguyên kim đẩu".
Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái "kim đẩu" này. Vân Tiêu,
Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là "Tam Cô", hay "Chú Sinh Nương Nương".
Chú Sinh Nương Nương còn gọi là Thụ Tử Thần (thần ban con), và có 12 bà
chị ("thập nhị thư bà" hay "thập nhị bảo mẫu", "thập nhị đình nữ").
Thập nhị thư bà với những tư thế khác nhau, tượng hình người phụ nữ bồng
con, cầm tay con dắt, cho con bú v.v
Thường trong văn hóa người
Việt ngày nay, lễ cúng Mụ là lễ được chú trọng và đề cao hơn cả. Lễ cúng
này được tổ chức khi em bé sinh tròn 30 ngày tính theo lịch Âm. Lễ Thôi
nôi có nhà làm, có nhà không, thường đc tổ chức khi em bé tròn 1 năm
tuổi (cũng tính theo lịch Âm). Nếu năm đó là năm thiếu thì tính dôi ra
thêm một tháng nữa. Lễ cúng khi em bé đc 3 ngày mình ko rõ có phổ biến
không nhưng gia đình mình không biết nên cũng không làm.
2. Các lễ vật trong lễ cúng Mụ, cúng Thôi nôi
Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo.
Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm
12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông
thường bao gồm:
- Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh
- Trầu cau: bắt buộc phải là trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả còn được gọi là quả cau chúa.
- Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.
- Động vật: cua, ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
- Phẩm oản: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
- Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.
- Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
- Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.
Tất
cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía
trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ
đều nhau và 1 phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên
cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.
VÀ THỰC TẾ...
Em
bé nhà mình tròn 30 ngày, mình nhờ bà Nội làm lễ cúng Mụ vì bà nhiều
kinh nghiệm hơn, thêm vào đó lúc đấy đang thời gian ở cữ kiêng nhiều thứ
nên mình không thể chuẩn bị chu đáo được. Mẹ chồng mình có nấu 13 bát
chè, trong đó có một bát to hơn và 13 đĩa xôi, cũng một đĩa to hơn để
thắp hương. Trong danh sách đồ thấp hương phía trên không có nến nhưng
nhà mình cũng vẫn thắp 13 ngọn nến trong đó có 1 ngọn to hơn cả.
Tròn 1 năm, mình chuẩn bị lế cúng Thôi nôi cho bé.
Mâm
cơm mặn mình chỉ làm đơn giản là xôi và gà luộc vì hôm đó là ngày đi
làm. Cua, ốc, tôm (luộc sơ qua) ra chợ tìm mua thể nào cũng có. Vàng mã
nếu bạn ở Hà Nội thì chạy ra Hàng Mã, hỏi họ lễ vàng mã cúng Thôi nôi là
họ bán cho ngay, rất dễ.
Trầu
cau têm cánh phượng bạn chạy ra Hàng Than - phố Ăn hỏi ở Hà Nội và tìm
hàng chịu làm lẻ. Hoặc không mình mách bạn chạy ra chợ Hòe Nhai ngay gần
đấy, cả phố có duy nhất 1 hàng bán vàng mã họ nhận làm trầu têm cánh
phượng, đẹp nhưng hơi đắt.
Đồ
chơi, phẩm oản, bánh kẹo... mình không mua mà chỉ mua hoa cắm bàn thờ
và hoa quả thắp hương. Không phải là tiếc tiền hay thấy phí phạm mà do
hoàn cảnh gần hôm đó em bé nhà mình ốm đi viện nên chẳng có thời gian
sắm sửa thêm gì nữa. Thôi thì quan trọng là lòng thành, mong đc các bà
Mụ bỏ quá cho mà tiếp tục che chở cho bé hay ăn chóng lớn.
Cúng
Thôi nôi không yêu cầu có chè, xôi cho các bà Mụ nhưng vẫn có nến nhé
các nàng. Nếu đc thì 12 chén rượu trắng hoặc nước lọc cũng đc.
Cuối
cùng, trong lúc tìm hiểu tập tục cúng Mụ ở miền Nam, mình thấy có một
điểm rất hay đó là có hình nhân nữ thế mạng như một dạng cúng dâng sao
giải hạn cho bé. Mặc dù cái này không bắt buộc nhưng mình vẫn muốn làm
nên mua thêm.
Diện
tích phòng thờ hơi chật nên cũng ko thể bày biện giống như trong hướng
dẫn mà mình tìm thấy. Dù vậy, đây cũng là thành tâm của một người mẹ gửi
đến các bà Mụ mong các bà che chở cho bé hay ăn chóng lớn và nên người.
Một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các mẹ đó là quyển "văn khấn Nôm cổ truyền" của NXB Văn hóa, mình có tham khảo cả trong cuốn sách này về lễ vật bày cúng và cả bài khấn dành cho hai dịp lễ quan trọng này.
Mình
nghĩ lễ vật cũng nhiều hay ít, hoành tráng hay đơn sơ, đắt hay rẻ tiền
không quan trọng, quan trọng là bạn phải làm nó thực sự với cái Tâm
trong sáng và thành thật.Hy vọng giúp đc các mẹ.
Thân