Được tạo bởi Blogger.

BAM Series 11: Bé bị táo bón :(

Con nhà tớ bị táo bón, khoảng từ hai tháng trở ra là bé có hiện tượng táo rồi. Có hôm đỉnh điểm 5 ngày bé không "giải quyết" được, bụng căng cứng khó chịu, ăn hay nôn trớ, cơ thể trông mệt mỏi và kém ăn. Nhìn con như vậy xót lắm, mà lo lắng nữa. Bé táo bón thì thường đi kèm với nào biếng ăn, hay nôn trớ, còi cọc chậm lớn... Mà buồn ở chỗ đi đâu làm gì mọi người cũng chê con còi quá, bé quá rồi tâm sự cháu táo thế thì mọi người lại bảo ôi con nhà tôi "đi" tốt lắm bla bla bla... làm mình lại càng tự kỷ hơn :(

Trộm vía tỉ lần từ khoảng tháng thứ 6 trở đi bé nhà mình đã đỡ đi nhiều nên mình muốn chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm "trị" bệnh táo bón của con mình :D

1. Đối với bé đang tuổi bú sữa hoàn toàn (từ 1 đến 5 tháng):

- Nếu bé bú mẹ mà bị táo thì do sữa mẹ nóng, mẹ phải chăm ăn nhiều đồ mát vào: hoa quả trái cây giải nhiệt, các loại rau (mồng tơi, khoai lang...) để mẹ nhuận tràng, uống nhiều nước mát, ăn bột sắn (quấy chín nhé, không sẽ bị đau bụng).

- Nếu bé ăn sữa công thức thì khả năng là bé không hợp sữa, nên đổi sữa cho bé sang loại mát hơn (Meiji, Wakodo là hai dòng sữa mát của Nhật, Âu thì có Gallia, Nan, một số sữa dành cho bé táo bón của các hãng nổi tiếng như Aptamil chẳng hạn... - lưu ý là khi bé uống sữa mát thì khả năng tăng cân của bé sẽ chậm hơn vì sữa mát thường ít chất hơn sữa nóng, giúp bé dễ tiêu hóa hơn).

- Ngoài ra phải cho bé uống nước vì sữa công thức nhiều chất cũng khiến bé mất nước dễ hơn bé bú mẹ. Ngoài nước lọc không thì bạn cho bé uống trà Hipp cũng đc, tầm tuổi này ngày khoảng 10-50ml trà Hipp một ngày là ok.

- Nên tập cho bé ăn một số loại hoa quả mềm và nhuận tràng. Như bé nhà mình do quá táo nên 4 tháng mình đã nạo chuối tiêu cho bé ăn, ngoài ra còn ép nước nho cho bé uống. Thời gian ăn những hoa quả này khoảng 1-2h sau khi ăn no sữa và mỗi lần ăn chỉ bắt đầu khoảng 3-4 thìa, sau đó từ từ tăng lượng ăn lên, coi như một bữa hoa quả tráng miệng. Nước cam cũng rất "nhạy" trong vấn đề chữa táo bón nhưng bạn phải lưu ý phi tỉ lệ cam:nước là 1:10 để không làm hại dạ dày của bé và ko cho bé uống khi đói.

Khi thấy con táo bón quá mình có lên mạng tìm hiểu, thấy nhiều mẹ khuyên không nên cho con ăn gì ngoài sữa đến khi 6 tháng trở ra. Nhưng thực tế nuôi con không nên đi theo những công thức máy móc và khoa học cứng nhắc như vậy.

Bản thân kinh nghiệm của mình cho thấy mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác nhau, chế độ ăn uống và sức khỏe khác nhau nên người mẹ phải tùy vào đấy mà điều chỉnh. Ví dụ như bé nhà mình, nếu không cho bé ăn hoa quả sớm thì khó lòng mà khắc phục đc vấn đề táo bón (sau khi mẹ đã ăn đồ mát và cũng đã đổi 2-3 loại sữa để xem bé ăn hợp sữa nào) mà không phải sử dụng đến thuốc - trong khi mình ko muốn dùng thuốc cho con quá sớm. Thực tế mình thấy bé nhà mình rất thích ăn, 6 tháng bé đã có thể ăn hết 1 quả chuối tiêu nạo bằng thìa, từ đó bé ăn dặm dễ hơn, dùng thìa cũng thành thạo hơn so với 1 số bé cùng khu nhà nhưng toàn ăn hoa quả vắt lấy nước ko hoặc hoa quả dầm sẵn của Hipp.

2. Đối với bé bắt đầu đến tuổi ăn dặm (từ 6 tháng trở ra)

- Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn của bé - ưu tiên các loại rau nhuận tràng (khoai lang, mồng tơi...). Đối với bé bình thường trong một bát bột/cháo cần khoảng 20-30g rau (2-3 thìa cà phê rau) thì bé có tiền sử táo bón nên nhiều thêm một chút (khoảng 40g rau) và bớt lượng đạm đi một chút.

- Cho bé ăn nhiều hoa quả trang miệng (chuối, nho, bưởi, cam, quýt...), sữa chua để nhuận tràng.

- Thời điểm bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc dạ dày bé phải làm việc nhiều hơn và chuyển qua một cơ chế hoạt động mới, do đó nếu bé có hiện tượng táo bón hoặc biếng ăn thì đó là chuyện bt. Bạn nên bổ sung men tiêu hóa cho bé để hệ tiêu hóa đc cân bằng phù hợp với giai đoạn mới. Bé nhà mình uống men Antibio do bác sĩ viện Nhi TW kê đơn, một liều uống khoảng 7-10 ngày.

Đối với bé đã uống men tiêu hóa mà vẫn táo, cần cân đối lại chế độ ăn và uống thêm thuốc bổ sung chất xơ. Trộm vía tỉ lần từ lúc bé nhà mình uống một đơn bổ sung chất xơ Inovati mua ở nhà thuốc Liên Mai - Hoàng Hoa Thám, mình thấy bé dễ "đi" hơn hẳn.

Có một giai đoạn bé nhà mình quá táo, rặn rất khó khăn, và quan sát phân bé mình thấy dính tí máu. Mang bé đến khám thì bác sĩ chuẩn đoản có thể bị nứt kẽ hậu môn. Khỏi phải nói lúc đấy mình cảm thấy như thế nào, lo lắng bất an, cảm thấy xót xa cho con vô cùng. Con còn bé quá, có biết nói đâu, đau thì chỉ biết khóc, mà bé nhà mình đặc biệt lại cực kì khó cho uống thuốc nên lại càng vất vả.

Trong đơn thuốc bs kê có một loại thuốc khá phổ biến mà mình thấy trên diễn đàn các mẹ hay nhắc đến là thuốc làm mềm phân Duphalac. Thuốc này của hãng dược Abott US, nó giống như một loại thực phẩm chức năng, uống ngòn ngọt nhưng cũng hơi khé cổ. Mình thấy bé uống thuốc này đc 1-2 lần phân mềm, đi tốt nhưng nó chỉ là giải pháp tạm thời giúp bé dễ "đi" mà không khiến hậu môn co thắt dẫn đến rách hậu môn và nếu để lâu sẽ là bệnh trĩ sau này. Quan trọng vẫn là làm thế nào cân bằng chế độ ăn cho bé đủ chất xơ để chống táo bón. Do đó, mình thấy các mẹ ko quá lạm dụng, đặc biệt là tự động cho con uống mà ko có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Một vài chia sẻ với các mẹ. Mong các bé hay ăn, chóng nhớn và không bh bị táo bón lại nữa. Huhu...

Thân