Chào cả nhà!
Cách đây khoảng 1-2 tuần mình có story
trên Instagram để mọi người đặt câu hỏi. Trong số đó, có một số mẹ hỏi về
chuyện ăn dặm cho bé và ăn dặm truyền thống. Nhận thấy rằng có khá nhiều mẹ
muốn cho con ăn dặm truyền thống nhưng lại không có kiến thức đúng về hình thức
ăn dặm này + xu thể hiện tại của các bà mẹ bỉm sữa ở thành thị là cho con ăn
dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm bé tự chỉ huy... nên có ít diễn đàn cũng như nguồn
tài liệu chia sẻ về chuyện ăn dặm truyền thống cho con...
Vì thế ngày hôm nay mình mạo muội làm một cái post tổng hợp mọi kinh nghiệm mà mình có trong chuyện ăn dặm của hai bạn Xốp Thoáng nhà mình - mà cụ thể là ăn dặm theo phương pháp truyền thống - để mọi người có một cái nhìn (hy vọng) cụ thể hơn về chuyện ăn dặm vốn vẫn bị mang tiếng là "lỗi thời", "lạc hậu", "làm bé thụ động và lười nhai/xúc", "thích đi ăn rong/xem ipad/tivi" v.v..
Vì thế ngày hôm nay mình mạo muội làm một cái post tổng hợp mọi kinh nghiệm mà mình có trong chuyện ăn dặm của hai bạn Xốp Thoáng nhà mình - mà cụ thể là ăn dặm theo phương pháp truyền thống - để mọi người có một cái nhìn (hy vọng) cụ thể hơn về chuyện ăn dặm vốn vẫn bị mang tiếng là "lỗi thời", "lạc hậu", "làm bé thụ động và lười nhai/xúc", "thích đi ăn rong/xem ipad/tivi" v.v..
Trước khi bắt đầu post, mình chỉ lưu ý với mọi người rằng mọi kinh
nghiệm - kiến thức mình có được là do tự tìm hiểu từ những nguồn tài liệu uy tín, mày mò và cũng dựa trên tính
nết của hai bạn Xốp, Thoáng nhà mình. Chứ không phải là một kim chỉ nam hay là
một ví dụ tiêu biểu gì cả, bởi mỗi nhà có một hoàn cảnh khác nhau, và mỗi bé có
một tính cách - thói quen khác nhau, cũng như mỗi ông bố bà mẹ có một quan điểm
nuôi con khác nhau.
Bài viết sẽ tập trung vào những câu hỏi mà
các mẹ đặt ra cho mình nhiều nhất trong mục đặt câu hỏi trên Instagram:
* Lý do mình lựa chọn ăn dặm truyền
thống? (ADTT)
Mình là một người trẻ, sinh ra và lớn lên
ở đô thị, có điều kiện tiếp xúc với nhiều những kiến thức, tài liệu, những
phương pháp giáo dục con mới, tiên tiến và cũng thích chạy theo xu hướng. Tuy
nhiên, khi nói đến nuôi con nhỏ, đặc biệt đúc rút từ bạn Xốp - con gái đầu của
mình mà ra - thì mình nhận ra rằng: nuôi con không hề dễ dàng - và cũng
chẳng có khuôn mẫu hay xu thế nào là tuyệt đối hết cả!
Khi bạn Xốp đến tuổi ăn dặm, mình lựa chọn
phương pháp đầu tiên là Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) tuy nhiên ngay
từ những ngày đầu mình đã thấy có gì đó không ổn.
Đầu tiên là mình nấu, rây và trữ đông. Mọi
thao tác mình đều làm theo những tài liệu đã tham khảo, hoàn toàn sạch sẽ và
đảm bảo, nhưng bạn Xốp có "đầu ra" không được như ý, và bà
nội bà ngoại ý kiến rất nhiều vì thấy mỗi lần ăn "chỉ được có tẹo", lại toàn để
tủ rã đông, các bà hoàn toàn không thích.
Vì thế, mình buộc phải thay đổi. Lý do mình lựa chọn ADTT - do đó, đương
nhiên là vì hoàn cảnh gia đình.
Các bạn khoan hãy nói rằng: nuôi con mẹ
mới là người quyết định chính, con mình mình hiểu, các ông các bà không thể nào
gây sức ép hay buộc người mẹ phải làm nọ làm kia được. Bởi mỗi người có một
hoàn cảnh sống khác nhau, không phải ai cũng giống ai để "áp" cái
phương pháp và hoàn cảnh đấy vào được.
Mình lựa chọn cho con ADTT vì một số lý do
chính như sau:
1. Đầu tiên, và quan trọng nhất, đó là để
KHÔNG PHẢI NGHE Ý KIẾN NHIỀU TỪ CÁC BÀ.
Mình bị "dị ứng" kinh khủng chuyện nuôi con mà hết người này người nọ ý kiến chỉ đạo, vì thế mình chọn phương pháp nào để các bà đã có kiến thức, dễ dàng cập nhật nhất, không quá xa lạ với thói quen sinh hoạt và nuôi con của gia đình từ xưa đến nay. Điểm mình thay đổi (và có thể thay đổi được) nó sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Mình bị "dị ứng" kinh khủng chuyện nuôi con mà hết người này người nọ ý kiến chỉ đạo, vì thế mình chọn phương pháp nào để các bà đã có kiến thức, dễ dàng cập nhật nhất, không quá xa lạ với thói quen sinh hoạt và nuôi con của gia đình từ xưa đến nay. Điểm mình thay đổi (và có thể thay đổi được) nó sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
2. Sự an toàn của con.
Tại sao mình lại nói là vì sự an toàn của con? Bởi hoàn cảnh, con mình được giao cho giúp việc trông 8 tiếng/ngày, và bà nội bà ngoại lúc sinh bạn Xốp thì vẫn bận đi làm, lúc sinh bạn Thoáng dù các bà đã nghỉ hưu nhưng mình muốn các mẹ có thời gian đi làm đẹp, đi du lịch, đi thể dục thể thao, đi cà phê... nói chung là có cuộc sống nhàn nhã, vui vẻ bù lại cho 3/4 cuộc đời vì chồng vì con hy sinh tuổi xuân, sức khỏe để chăm sóc gia đình, con cái - vì vậy mình vẫn thuê người giúp việc.
Tại sao mình lại nói là vì sự an toàn của con? Bởi hoàn cảnh, con mình được giao cho giúp việc trông 8 tiếng/ngày, và bà nội bà ngoại lúc sinh bạn Xốp thì vẫn bận đi làm, lúc sinh bạn Thoáng dù các bà đã nghỉ hưu nhưng mình muốn các mẹ có thời gian đi làm đẹp, đi du lịch, đi thể dục thể thao, đi cà phê... nói chung là có cuộc sống nhàn nhã, vui vẻ bù lại cho 3/4 cuộc đời vì chồng vì con hy sinh tuổi xuân, sức khỏe để chăm sóc gia đình, con cái - vì vậy mình vẫn thuê người giúp việc.
Người giúp việc - họ là một người từ quê
lên. Bạn có thể dạy họ kiến thức mới về ăn dặm, nhưng bạn không thể đảm bảo họ
làm theo đúng "chuẩn" mà bạn thích, càng không thể đảm bảo họ có đủ
kinh nghiệm cũng như kĩ năng để xử trí những trường hợp khẩn cấp khi ăn dặm
(nghẹn, hóc). Vì thế, ADTT là sự lựa chọn hàng đầu, bởi các bà/các cô giúp việc
đã quen với việc cho ăn dặm theo phương pháp này, và họ sẽ dễ dàng cho con bạn
ăn hơn, cũng như dễ dàng hiểu những vấn đề bạn muốn họ làm và yêu cầu họ phải
làm hơn.
3. Thức ăn tươi, ít là đồ đông lạnh. Đây là điểm mạnh của ăn dặm truyền
thống. Nó có thể không tiện lợi với các mẹ có cuộc sống công sở bận rộn ở thành
thị, nhưng với cá nhân mình, công việc mang tính chất hành chính ổn định và có
thể thu xếp đi chợ hằng ngày được thì lại là một điểm mình thấy rất tốt.
* Thời gian để tập cho con ADTT?
Như mọi bà mẹ khác, mình đọc - hiểu về
thông tin trẻ bắt đầu được ăn dặm kể từ khi tròn 6 tháng tuổi trở ra. Nhưng vì
lý do sau 6 tháng mình đi làm lại, và không thể có nhiều thời gian sát sao theo
dõi con trong việc ăn dặm hàng ngày, nên mình lựa chọn khoảng thời gian là 5,5
tháng để bắt đầu ăn dặm cho cả hai bạn Xốp & Thoáng.
Biểu hiện cho thấy các bạn đã sẵn sàng ăn
dặm:
- Ngồi vững hoặc cứng cổ (có thể bế vác
được, vì thường khoảng tầm 6 tháng cũng có một số bạn chưa ngồi được hoặc hay
bị ngã do chưa biết cách cân bằng khi ngồi);
- Có hứng thú quan sát mọi thứ xung quanh
trong đó kể cả việc bố/mẹ hoặc người thân trong gia đình ăn;
- Có phản ứng há mồm khi thấy thìa/đũa hay
bất cứ thứ gì có chứa thức ăn (ngoài sữa) được đưa về phía mình.
Thoáng tròn 5 tháng tuổi, mình đã bắt đầu cho bạn nằm trên ghế ăn dặm (loại có chế độ ngả ghế) trong bữa ăn của cả nhà |
* Dụng cụ cần chuẩn bị để cho trẻ ADTT?
Mình có một album chia sẻ cụ thể những món
đồ cần chuẩn bị cho bé khi bắt đầu ăn dặm trên Facebook Page Mrs.Méo, mọi người
có thể click
vào link này để tham khảo.
Cá nhân mình thấy món đồ cần phải
có nhất và nên sắm đầu tiên khi bé chuẩn bị ăn dặm, đấy là GHẾ ĂN DẶM.
Chiếc ghế ăn dặm đã gắn bó với bạn Xốp từ ngày đầu và với bạn Thoáng trong khoảng 9 tháng đầu trong hành trình ăn dặm là ghế ăn Fisher Price. Mình mua ghế này ở Tuticare năm 2013 với giá rơi vào khoảng hơn 2 triệu. Ghế có chế độ ngả 3 nấc, khay ăn có thể tháo ra vệ sinh được, miếng lót có thể tháo ra giặt máy. Nói chung rất dễ dùng. Tuy nhiên vì bạn Xốp hay bị nôn chớ, nên sau một thời gian ngắn dùng thì dây ghế bị mốc, dù giặt rất kĩ nhưng vẫn không thể trắng như mới được. Hiện ghế này đã được vợ chồng mình cho về quê để nhà ông bà nội hai bạn Xốp Thoáng, phục vụ cho việc ăn dặm của bạn Thoáng khi về quê chơi.
Chiếc ghế ăn dặm thứ hai của bạn Thoáng là ghế ăn của Skiphop - nhái theo mẫu của IKEA nhưng có nhiều màu cho bố mẹ lựa chọn hơn. Giá khoảng 800-900k tùy đợt mua. Dễ tháo lắp, vệ sinh. Ghế này dùng thích hơn Fisher Price nếu so với giá tiền, nhưng điểm trừ là không có chế độ ngả ghế nên chỉ dùng cho các bạn từ 8-9 tháng trở ra thì phù hợp hơn.
Cả hai bạn Xốp Thoáng đều có dụng cụ ăn dặm riêng. Mà điển hình nhất là bát - thìa - cốc. Trong đấy, cốc tập hút nước của Ritchell mình đánh giá là rất hay - giúp mình rất nhiều trong việc tập cho bạn Thoáng uống nước nhanh chóng bằng ông hút.
* Tập thói quen ăn uống cho bé khi ADTT như thế nào?
Quan trọng nhất khi ADTT chắc chắn các mẹ sẽ lo lắng về việc bé đi ăn rong, bị ép ăn hoặc ăn phải xem TV, Ipad. Mình muốn hỏi ngược lại mọi người: Bé bị ép ăn do đâu? Bé được đi ăn rong vì ai? Và ai cho phép bé xem Tivi, Ipad hay bé tự đòi?
Phần lớn nguyên nhân của những khuyết điểm mà ADTT "bị mang tiếng" là do NGƯỜI LỚN.
Chính người lớn tập thói quen cho bé đi ăn
rong, cũng chính người lớn bắt bé phải ăn nhiều - trong khi bé không có nhu cầu
ăn quá nhiều, từ đó lại phải thành ăn rong. Và, cũng chính người lớn tạo điều
kiện cho bé xem Tivi, Ipad... khi ăn, để bé quên rằng mình đang được ăn, bị
đánh lừa thị giác, thính giác bởi một món đồ khác hấp dẫn hơn đồ ăn (ở thời
điểm đấy) và từ đó có thể ép được bé ăn nhiều hơn.
Cái quan trọng nhất là bố/mẹ cũng như mọi
người trong gia đình tập thói quen ăn uống tốt cho bé. Và cũng là thói quen ăn
uống tốt trong gia đình: ngồi nghiêm chỉnh, giờ giấc đúng, thực đơn phong phú
đầy đủ các chất trong bữa ăn, không chủ động bật Tivi/Ipad khi bé ăn (dù không
phải là để bé xem mà là để người lớn xem)... và quan trọng nhất, cho bé ăn theo
nhu cầu. Không ép con, không bị vấn đề "tháng này lên bao nhiêu cân, bao
nhiêu lạng" ám ảnh. Chỉ cần con khỏe mạnh, vui vẻ, phát triển bình
thường, thế là đủ rồi.
* Cách thức bắt đầu của ADTT như thế nào?
Rất nhiều mẹ thắc mắc về cách thức bắt đầu
của ADTT, có cho ăn cháo luôn không, thứ tự giới thiệu các loại thực phẩm như
thế nào v.v..
Dựa trên kinh nghiệm của mình thì cách
thức mình tập cho con ăn dặm như sau:
- Bước 1: Giới thiệu ăn dặm với con -
- Trong khoảng 10-14 ngày
đầu, mình cho các bạn ăn rau củ quả hấp trộn với sữa mẹ/sữa
công thức. Các loại rau củ mình chọn là các loại "lành" - tức là ít
gây dị ứng, có vị ngọt và bùi tự nhiên, ví dụ như Bơ, Chuối, Bí đỏ, Khoai lang,
Đu đủ. Các bạn có thể trộn với sữa mẹ mới vắt (để tránh bị mùi hôi của sữa đông
lạnh, con không thích ăn), hoặc sữa công thức cũng được.
Ở giai đoạn này có một số lưu ý như sau:
- Với các loại hoa quả, mình rửa sạch, xắt nhỏ, nghiền nhuyễn qua rây trộn cùng với sữa.
- Với các loại hoa quả, mình rửa sạch, xắt nhỏ, nghiền nhuyễn qua rây trộn cùng với sữa.
- Với các loại rau của, mình rửa sạch, thái con chì,
hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn qua rây rồi trộn cùng với sữa.
Các dụng cụ mình dùng trong những ngày đầu ăn dặm. Trong đó rây, xửng hấp là những thứ mình dùng nhiều nhất. |
- Mình thường cho con ăn vào
buổi sáng, để theo dõi phản ứng trong ngày. Và cho ăn 1
loại rau của/hoa quả trộn sữa trong 2-3 ngày để xem phân của con
có tốt không.
- Cho con ăn ít một, khoảng 15-20ml trong
những ngày đầu, sau đó tăng dần lượng lên từ từ. Sau khi ăn nếu bé vẫn đói, cho
uống thêm sữa.
- Bước 2: Con đã quen với việc ăn dặm, bắt
đầu giới thiệu tinh bột và chất đạm, xơ -
Sau khi đã quen với lịch ăn dặm hằng ngày,
mình sẽ giới thiệu loại thực phẩm đầu tiên trong ăn dặm mà con cần làm quen là tinh
bột. Cách giới thiệu mình thấy phù hợp nhất là giống ADKN: cháo rây
1:10.
Vẫn giữ nguyên tắc cũ: ăn từng chút một,
vừa ăn vừa theo dõi phản ứng, ăn trong khoảng từ 7-10 ngày.
Tuy nhiên, nếu chỉ ăn mãi tinh bột trong một thời
gian thì bé cũng sẽ rất dễ chán. Vì thế mình xen kẽ việc tập cho bé ăn cháo rây
1:10 với bột ngọt. Mình mua bột ngọt của Hipp, pha cùng với sữa công thức. Để
thay đổi hương vị, mình luộc một ít rau củ rồi pha với bột, hoặc luộc thịt nạc
(thăn lợn) để pha cùng với bột. Thường sẽ theo lịch là: cháo rây 1:10 (2-3
ngày) - bột ngọt trộn nước rau củ (2-3 ngày) - cháo rây 1:10 (2-3 ngày) - bột
ngọt trộn nước luộc thịt (2-3 ngày).
Sau khi con đã quen với tinh bột, mình
tiếp tục giới thiệu đến các loại rau củ. Ưu tiên các loại con đã làm quen ở
giai đoạn đầu khi mới ăn rau củ trộn với sữa như: bí đỏ, khoai lang... Cách làm
cũng rất đơn giản: hấp, rây, rồi trộn với cháo rây. Tiếp tục cho ăn khoảng 5-7
ngày nữa, sẽ chuyển sang nấu cháo bình thường.
Thông thường, mình sẽ nấu theo cách như
sau:
- Gạo vo sạch, ngâm khoảng 30 phút - 1
tiếng, sau đó nấu. Khi sôi đun nhỏ lửa, nhỏ một chút dầu ô liu để tránh cháo bị
trào. Đun liu riu trong khoảng 45 phút là sẽ được một nồi cháo nhừ.
- Thịt mình lấy khoảng nửa lạng (50g), rau
cũng lấy khoảng nửa lạng (50g). Rửa sạch rồi luộc rau và thịt cùng với nhau.
Khi thịt và rau chín thì vớt ra, cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó hòa cháo cùng
với thịt, rau. Nếu cháo đặc có thể hòa một chút nước luộc thịt với rau cho
ngọt, thơm hơn và loãng hơn đến độ vừa ý. Sau đó đun tất cả cho sôi là bắc ra
bếp và để nguội rồi cho bé ăn.
Ở giai đoạn này có một số lưu ý như sau:
- Nên ngâm gạo, gạo sẽ nở mềm ra, nấu cháo
nhanh chín và nhừ hơn.
- Ở giai đoạn đầu, các mẹ nên lưu ý nấu
cháo loãng thôi, không nên nấu quá đặc, sẽ khó chế biến cho bé ăn.
- Cháo là thứ cần thời gian ninh để được
ngon. Vì thế để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu một nồi cháo to để ăn trong
ngày. Chia vào các hộp nhỏ, để nguội, đậy kín để trong ngăn mát tủ lạnh, đến
bữa lôi ra chế biến dần.
- Máy xay là một món vô cùng quan trọng
của giai đoạn này. Mình dùng máy xay cầm tay của Philips. Sau đó vì máy bị
hỏng, mình tiếp tục mua một chiếc máy khác cũng của Philips nhưng là máy xay
thịt.
Về cơ bản, cả hai máy đều xay rất tốt. Tuy
nhiên, máy xay cầm tay xay thức ăn nhuyễn, mịn hơn và xay được cả thức ăn cùng
với nước. Nên phù hợp với các bạn bé trong giai đoạn đầu hơn. Đến giai đoạn sau
ăn thô tốt hơn thì máy xay thịt sau lại phù hợp hơn. Thức ăn sau khi luộc được
vớt bằng muôi thủng sau đó cho vào xay sẽ được xắt ra rất nhỏ, từ đó nấu sẽ dễ
hơn. Lưu ý là không được cho nước vào xay cùng ở máy này.
- Khi cháo và các nguyên liệu cho vào sôi,
nên đánh bằng đũa để cháo nhuyễn, sánh.
* Thứ tự giới thiệu các loại thức ăn rất
quan trọng
- Đối với rau: nên tìm các loại rau lành
tính và theo mùa. Các loại rau, củ đầu bảng bé ăn không bị dị ứng có thể thử
khi mới ăn dặm là khoai lang, bí đỏ, khoai tây, cà rốt, su hào, súp lơ...
- Đối với thịt: đầu tiên nên chọn thịt
nạc, không có mỡ như thịt thăn lợn, thịt lườn gà, thịt thăn bò.
- Đối với các loại hải sản như tôm, cua,
cá, lươn, trứng... nên giới thiệu khi bé đã được 7-8 tháng trở ra. Trứng chỉ
nên cho ăn lòng đỏ, không ăn lòng trắng và chỉ nên ăn 1 quả/tuần.
* Có nên cho nước mắm vào cháo của bé
không?
Thực tế thì nếu ăn cháo mà không cho nước
mắm hoặc hạt nêm thì sẽ khiến ăn rất ngang vị. Thời gian đầu, thay vì dùng nước
mắm, gia vị... mình tập trung cho con ăn cháo với các loại rau củ có độ
"ngọt" và "ngậy" tự nhiên. Ví dụ như khoai lang, bí đỏ,
khoai tây, cà sốt, su hào...
Đến khi bé đã bắt đầu ăn thuần thục, thì
có thể sử dụng nước mắm, hạt nêm, gia vị nhưng mua loại dùng cho trẻ
nhỏ và chỉ dùng một lượng vừa đủ. Khi nêm nếm cháo cho bé, nếu bạn ăn
thấy nhạt, tức là bé ăn thấy vừa. Đừng nêm theo khẩu vị người lớn vì bao giờ
người lớn cũng ăn mặn hơn trẻ con.
- Bước 3: Tăng dần lượng ăn cho bé, số lần
ăn trong ngày cho bé và độ thô/đặc của món ăn -
Khoảng thời gian từ 6-7 tháng, cả hai bạn
Xốp và Thoáng ăn 1 bữa ăn dặm/ngày. Buổi trưa mẹ vẫn vòng từ cơ quan về nhà để
cho bú. Ngoài ra bạn sẽ ăn thêm một bữa phụ là sữa chua/hoa quả vào buổi chiều.
Khi bước sang 8-9 tháng, mình tăng lượng
ăn lên 2 bữa/ngày kèm 1-2 bữa phụ. Lịch ăn thường sẽ là: sáng dậy ăn sáng (cả
hai bạn mình đều cho bú mẹ buổi đêm) và nap giấc đầu trong ngày. Dậy ăn bữa phụ
nhẹ chờ mẹ về cho bú buổi trưa, sau đó chơi một lúc rồi có nap thứ hai trong
ngày (hầu như đến thời điểm này cả hai bạn Xốp Thoáng nhà mình đều ngủ 2 nap
trong ngày rồi). Sau khi ngủ nap 2 dậy sẽ ăn bữa phụ nhẹ và chờ mẹ về cho bú.
Thời điểm này mẹ có thể về muộn một chút cũng được, vì nếu mẹ về muộn ko cho bú
kịp thì sẽ ăn bữa cháo thứ hai trong ngày. Đến khi mẹ về và qua đêm là bú mẹ
hoàn toàn.
Khoảng tầm 10 tháng và muộn nhất là 11 tháng
thì cả hai bạn nhà mình sẽ ăn 3 bữa/ngày như người lớn (sáng-trưa-chiều) và 2-3
bữa phụ tùy nhu cầu trong ngày. Đến khi được 1 tuổi, mẹ cũng hết thời gian nuôi
con nhỏ thì có thể buổi trưa không cần về, con ở nhà đã được ăn đủ 3 bữa chính
rồi nên thường sẽ không quá đói để đòi ti mẹ nữa. Nếu như các bạn đòi sữa thì
có thể pha sữa công thức, hoặc sữa mẹ trữ đông (nếu có) hoặc tập cho uống sữa
tươi (trẻ từ 12 tháng trở ra là có thể tập uống sữa tươi được)
Độ thô của món ăn cũng được nhiều mẹ quan
tâm. Mình thừa nhận, nếu cho bé ADTT thì khả năng nhai của bé sẽ kém
hơn so với các bạn ăn dặm theo PP Baby Led Weaning (ăn dặm chỉ huy). Nhưng
việc bé chậm nhai hơn một vài tháng so với các bạn không phải là vấn đề mình
quá đặt nặng, bởi ADTT vẫn có thể ăn thô tốt, quan trọng là bạn có tập cho bé
không.
Để thay đổi độ thô, thì các bạn nên lưu ý
đến cách nấu cháo.
Cháo đi theo hướng từ loãng đến đặc. Thịt,
rau từ xay nhuyễn đến xay vừa rồi băm bằng tay. Nhiều khi chính bản thân các bé
cũng rất thích ăn thô, quan trọng là mẹ hãy nhận biết biểu hiện để tạo điều
kiện cho bé luyện tập.
Khoảng 1-1,5 tuổi trở ra mình đều nhận
thấy cả hai bạn nhà mình đều rất thích gặm, nhấm đồ ăn xắt miếng vừa miệng và
thích tự cầm thìa, bát để ăn. Lúc này các bạn có thể tăng độ thô từ cháo sang
cơm nát dần đều và tập cho bé xúc ăn là được.
Thực đơn khoảng ngoài 9 tháng là có thể
rất sam sưa rồi. Nói chung mình thấy nhiều mẹ quan niệm rất khắt khe về việc
cho bé ăn gì và cho ăn như thế nào. Mình thì đi theo 2 phương châm rất đơn giản:
1. Người lớn ăn gì trẻ con ăn nấy - để tiết kiệm thời gian
chợ búa.
2. Ngày ăn bao nhiêu bữa không quan trọng
bằng thực đơn phong phú.
Ví dụ nhà mình ăn thịt bò xào
với cần tỏi, mình mua thêm một ít bí đỏ để nấu cháo thịt bò bí đỏ cho các bạn ý
ăn; nhà ăn cá mình cũng dành phần nhỏ để nấu cháo cá với rau cải, nhà ăn canh sườn
nấu với các loại củ (khoai tây, cà rốt, cà chua, su hào...) mình cũng mua thêm
ít thịt thăn lợn để nấu cháo cho bạn. Thậm chí có khi mình "đổi vị"
bằng việc mua sườn nấu cháo sườn, các bạn cũng rất thích.
KẾT
Việc làm mẹ và tập cho con ăn dặm khiến
mình học được cách ăn uống khoa học hơn (một bữa cơm phải đủ tinh bột - đạm -
chất xơ) và học được cách cân đối thực đơn để không nhàm chán trong bữa cơm gia
đình. Đúng là làm mẹ không hề đơn giản, và mỗi giai đoạn phát triển của con mình
phải học tập rất nhiều. Nhưng đôi khi mình cũng thấy rằng, làm mẹ là một điều
vô cùng bản năng.
Bạn nghĩ rằng điều gì tốt nhất cho con, và chuyên tâm nghiên cứu - đầu tư và dùng toàn bộ tâm trí vào nó, thì rồi thành công cũng sẽ đến. Con ăn như thế nào, nhiều hay ít, theo phương pháp Tây hay Tàu... thực ra không phải là vấn đề mấu chốt. Mà quan trọng, khi ăn con có vui không?
Bạn nghĩ rằng điều gì tốt nhất cho con, và chuyên tâm nghiên cứu - đầu tư và dùng toàn bộ tâm trí vào nó, thì rồi thành công cũng sẽ đến. Con ăn như thế nào, nhiều hay ít, theo phương pháp Tây hay Tàu... thực ra không phải là vấn đề mấu chốt. Mà quan trọng, khi ăn con có vui không?
Bởi "ăn" nó là một câu chuyện
dài đi suốt quãng đời. Và "ăn dặm" thực chất là tập cho con ăn thôi.
Mà cái gì "tập" thì cũng chỉ nên ở mức độ vừa đủ, đừng nên kì vọng
quá. Giống như bạn tập lái xe ô tô vậy, làm sao nhảy lên một cái, lái vòng vèo
quanh Hà Nội đường phố đông đúc, chật chội, người người chen chúc nhau chật như
nêm được?!?
Hãy để cho con được ăn một cách thoải mái,
vui vẻ, đầy đủ dưỡng chất. Và mẹ, cũng cho con ăn với một tâm thế thoải mái
nhất, không câu nệ phương pháp nọ kia.
Rồi mọi em bé đều lớn thôi! Và rồi mọi em
bé cũng sẽ yêu việc ăn uống thôi, nếu như bạn tập thói quen tốt và không ép
buộc chúng ngay từ đầu :)
2 nhận xét
Cám ơn Méo nhé. Bài viết rất hay. Mình chỉ có ý kiến nho nhỏ là trẻ dưới 1 tuổi thì ko nên nêm nếm mắm muối bột nêm hay bất cứ thứ gì. Thực tế ng lớn ăn ngang vị không có nghĩa là trẻ sẽ chê (vd như sữa mẹ, trẻ thích nhưng ng lớn sẽ thấy mùi vị thật là ba chấm ). Các hướng dẫn về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hiện nay đều thống nhất là Khi trẻ dưới 1 tuổi, thận chưa phát triển, khả năng đào thải muối rất kém nên nếu nêm nếm đồ ăn cho con sẽ làm tăng nguy cơ suy thận. Sau 1 tuổi có thể nêm nếm chút ít nhưng vẫn là nhạt hơn người lớn như bạn nói
@Aloha: cám ơn bạn nhiều nhé! <3
Đăng nhận xét