Mãi hôm nay mới có time ngồi type và mường tượng lại cái hôm mình
nhập viện chờ đẻ bạn Xốp và hôm mà bạn ý ra đời. Cũng có một số cái nhớ
nhớ tí ti, type luôn vào đây để nàng nào có nhu cầu tìm hiểu thì đọc để
biết chút ít kinh nghiệm :)
1. Nhập viện
Nếu
muốn nhập viện nhanh chóng ở viện C, bạn phải đi khám và làm hồ sơ đăng
kí đẻ tại đây bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi. Bạn có thể chọn làm hồ sơ
nhập viện dưới hai hình thức: dịch vụ và không dịch vụ. Tức là nếu bạn
đk đẻ theo gói dịch vụ, bạn sẽ được nằm phòng dịch vụ sau khi đẻ, chất
lượng phục vụ tốt hơn và giá tiền thì cũng cao hơn nhưng được cái thoáng
đãng, 1 mẹ 1 con 1 giường. Còn nếu kinh tế không cho phép hoặc bạn thấy
không cần thiết thì có thể sử dụng gói đk không dịch vụ trong viện C
(không phải trong phòng khám 56 Hai Bà Trưng đâu nhé), gói này rẻ hơn
nhưng cũng có độ rủi ro cao hơn khi khả năng 2 mẹ - 2 con thậm chí là 3
mẹ - 3 con chung 1 giường nếu vào mùa cao điểm. Vì vậy khuyên chân thành
nàng nào dự định sinh mổ thì đk gói dịch vụ cho thoải mái mấy ngày lưu
trú lại bv, còn nàng nào sinh thường chỉ cần theo dõi trong 24h thì đk
gói không dịch vụ cho rẻ (nhưng chưa chắc đã ngon và bổ vì viện C đông
lắm hic)
Sau khi làm thủ tục đk đẻ tại viện C, bạn sẽ đc phát cho
một số ghi trên sổ y bạ, đó là ms của bạn. Khi nhập viện chỉ cần đọc ms
hoặc đưa sổ y bạ, bác sĩ sẽ tìm hồ sơ của bạn dễ dàng hơn.
Nhập
viện nhanh chóng và không mất thời gian, bạn nên đi cổng Viện C ở Tràng
Thi, nhà E. Ngay khi vào cổng rẻ tay phải là nhìn thấy ngay. Tại đây bs
sẽ thăm khám đo độ mở ctc, nhịp tim của thai nhi và huyết áp của mẹ (có
thể sa nếu bs thấy cần) sau đó hoàn thiện hồ sơ, phát quần áo và đưa lên
phòng chờ đẻ - tầng 3, nhà D.
* Có một số lưu ý cho các nàng khi nhập viện chuẩn bị đẻ:
- Quần áo:
không cần mang, bv sẽ phát. Đồ bạn đang mặc đưa người nhà mang về. Đồ
mặc sau sinh khi xuất viện người nhà mang vào sau cũng đc vì trong tg ở
viện bạn hoàn toàn phải mặc quần áo của bv.
- Đồ ăn, thức uống:
có thể đem 1-2 chai nước và vài cái bánh vào để ăn cầm hơi. Phòng chờ
đẻ cho phép người nhà vào thăm bệnh nhân trong 3 thời điểm: sáng 7h,
trưa 11h và tối 7h nên bạn không lo bị bỏ đói ở trong bv đâu :D
-
Chuẩn bị tinh thần đc thăm khám đo độ mở ctc, siêu âm, đo nhịp tim thai
và cơn co... nhiều lần trong ngày. Nhiều mẹ khá sợ hãi và lo lắng khoản
này vì tự dưng lại bị... chọc ngoáy vào khu vực vốn rất nhạy cảm của phụ
nữ. Nhưng các mẹ phải hiểu đấy là thủ tục bắt buộc, và khi thực hiện
thủ thuật này tips là cứ thả lỏng người và thật thoải mái, càng thoải
mái và cố gắng thư giãn bao nhiêu, cổ tử cung sẽ mềm mại và bác sĩ sẽ
thao tác dễ dàng, nhẹ nhàng cho chúng ta bấy nhiêu.
- Việc thăm
khám đo độ mở ctc có thể dẫn đến việc ra nhiều chất nhầy màu đỏ, thậm
chí là chảy máu - đây là việc hoàn toàn bình thường. Nó cũng là biểu
hiện cho thấy ctc của bạn đang co bóp để chuyển dạ sinh em bé. Vì vậy
bạn cần chuẩn bị một ít bvs hàng ngày và quần lót giấy (nếu
thấy cần thiết/ cá nhân mình khuyên dùng quần lót giấy, dùng xong bỏ đi
luôn đỡ phải giặt giũ, mà lại sạch sẽ) để thay.
-
Thời gian chờ chuyển dạ với mỗi người mỗi khác. Có người chuyển dạ
nhanh, có người chuyển dạ chậm. Thêm đó, bị cách li với người thân và
theo dõi trực tiếp việc bác sĩ đỡ đẻ, tiếng kêu rên của các sản phụ khác
có thể làm các mẹ lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, sợ hãi... Cứ bình tĩnh
nhé! Có thể đeo tai nghe vào và nghe một bản nhạc êm dịu, cố gắng thư
giãn, như vậy sẽ tốt cho cả mẹ cả con trước giờ "hoàng đạo" :D
2. Lên bàn đẻ
Mình
dự định sinh thường, nhưng vì một số lý do ngoài ý muốn nên cuối cùng
lại thành sinh mổ. Sinh thường với sinh mổ đều đau cả, mỗi cái có một
cái đau khác nhau. Nhưng vì cá nhân mình sinh mổ nên chỉ biết truyền lại
kinh nghiệm cho mẹ nào sinh mổ thôi :D
Phòng mổ cùng tòa nhà với
phòng chờ đẻ, nhưng mà ở tầng trên. Khi vào đây, bạn sẽ được bác sĩ yêu
cầu cới váy và mặc ngược áo, tháo hết tất cả phụ kiện trên người (vòng,
nhẫn, điện thoại, kính v.v..) và nằm như một... con lợn éc trên bàn mổ
=))
Việc đầu tiên, bác sĩ sẽ tiêm gây tê tủy sống. Thuốc tê tùy
người có tác dụng nhanh hay chậm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhấc chân hoặc
di chuyển người, nếu như bạn vẫn làm đc thì cứ nói nhé, bởi nếu thuốc tê
chưa có tác dụng mà tiến hành mổ thì sẽ rất đau và nguy hiểm đến tính
mạng của hai mẹ con. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn ống thở, máy đo nhịp tim,
ống dẫn nước tiểu, bôi thuốc sát trùng... Thao tác này thực hiện rất
nhanh, chỉ 10p sau khi bác sĩ đã xác định thuốc tê có hiệu lực.
Bạn
sẽ không thể nhìn thấy bác sĩ thao tác dưới bụng mình, vì đã được che
bởi một tấm màn trắng rồi. Tuy nhiên bạn vẫn tỉnh táo trong suốt quá
trình mổ, nghe đc các bác sĩ - y tá nói chuyện với nhau, thậm chí thích
thì buôn với bác sĩ y tá luôn cũng được :)) và kì diệu là vẫn cảm nhận
đc phần bụng mình có cảm giác nhẹ bẫng và có cái gì đó được rút ra khi
em bé chào đời :D
Giây phút nhìn thấy con xúc động lắm. Bé tí, đỏ
hỏn. Bác sĩ sẽ nói mã số của em bé, cân nặng và sau đó đưa bé đến khoa
sơ sinh. Ở đây bé sẽ được chăm sóc đặc biệt, được cho ăn... trong môi
trường vô trùng an toàn. Còn bạn sẽ được chuyển đến phòng hậu phẫu để
theo dõi. Sau 3 tiếng, nếu không có biến chứng với vết mổ, bạn sẽ được
chuyển về phòng bệnh.
Có một lưu ý nhỏ là khoảng 1 giờ đồng hồ sau
khi sinh, khi thuốc tê bắt đầu hết hiệu lực, bạn sẽ thấy toàn thân run
lẩy bẩy. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường, nhưng nếu cảm thấy lo
lắng thì cứ nói với bác sĩ trực ở đó nhé, họ sẽ kiểm tra lại xem có vấn
đề gì không.
3. Tĩnh dưỡng
Thường thì sau
ca đẻ mổ, bạn sẽ phải lưu lại bệnh viện ít nhất là 5 ngày. Trong 5 ngày
đó, sẽ có các y tá đến vệ sinh, tiêm và phát thuốc tận giường cho bạn.
Em bé sẽ được về với mẹ sau 24h, hoặc tùy theo yêu cầu của gia đình nếu
muốn sớm hơn hoặc muộn hơn. Nên cho bé về với mẹ sớm, bởi khi bé về sớm
và bắt đầu bú, bé sẽ đc bú những dòng sữa non đầu tiên - rất tốt cho sức
đề kháng của bé, đồng thời sẽ giúp mẹ thông tia sữa và sữa về sớm hơn,
không bị tắc tia dễ dẫn đến áp xe vú, rất nguy hiểm.
Phụ nữ đẻ mổ
sữa thường về muộn hơn nên bạn không phải lo lắng đâu. Cứ yên tâm ăn ngủ
và hưởng thụ giây phút đầu tiên của người làm mẹ đi nhé ;)
Khu
phòng dịch vụ của viện C chia ra làm 3 loại phòng: phòng 700k/giường
rộng rãi, giường lớn hơn so với các phòng khác, khéo nằm thì một mẹ một
con và một người nhà vẫn được. Vệ sinh khép kín luôn trong phòng.
Phòng
500k/giường có 3 giường, và cuối cùng là phòng 300k/giường với 5 giường
trong một phòng. Hai loại phòng này không có vệ sinh khép kín mà phải
đi vệ sinh chung nhé.
Hằng ngày các nữ hộ lý sẽ đến vệ sinh cho
bạn tại chỗ, phát quần áo cho mẹ, tã lót cho bé và tiêm thuốc (với
trường hợp đẻ mổ, đẻ thường theo dõi sau 24h nếu không có vấn đề gì bạn
có thể về được luôn), khám và đưa bé đi tắm. Bạn phải nhớ giữ đủ số
lượng quần áo tã lót được phát để trả lại bệnh viện lúc ra về - nếu
thiếu sẽ phải đền tiền (và số tiền đền thì không nhỏ tí nào :( - như
mình mất 1 cái tã chéo mà phải đền 60k ặc ặc :-SS). Quần áo mẹ đc phát
hai bộ, tã chéo của con tầm 10c, thêm một áo cho bé của bệnh viện và một
chăn ủ. Ngoài ra bệnh viện còn cho mượn 1 chiếc chậu và 1 chiếc rổ to
(để đựng quần áo bẩn), một phích nước.
* Những thứ bạn cần mang vào trong lúc nằm tĩnh dưỡng ở viện gồm:
- Cho bé:
+ Sữa công thức, bình sữa, dụng cụ cọ rửa bình sữa cho bé, máy hâm sữa;
+ Bỉm, tã giấy, kem chống hăm;
+Quần
áo, quần đóng bỉm, mũ, bao tay bao chân, yếm, chăn ủ... mặc để về nhà
(hoặc có thể mang nhiều để mặc ngay từ trong viện cũng đc)
+ Bộ gối chặn vỏ đỗ
- Cho mẹ:
+ Máy hút sữa (cái này rất cần thiết, để hút sữa tạo kích thích cho sữa về hoặc ko bạn có thể tích cực cho bé bú)
+ Quần áo của mẹ để từ viện về nhà (nhớ có cả mũ đội đầu, khẩu trang, tất giấy và kính râm)
+ Bông gòn nhét tai
+ Khăn sữa (cần cho cả mẹ và con)
+ Ấm siêu tốc (trong viện không cho dùng nhưng cứ mang vào đun chỗ kín kín và đun xong thì cất đi nhé :D);
+ Có thể mang thêm chậu hoặc phích nước nếu thấy cần thiết;
+ Bỉm Caryn, bvs Diana Mama, quần lót giấy, khăn ướt
Cuồi cùng, chúc các mẹ có một kì vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông, các bé khỏe mạnh hay ăn chóng nhớn nhé
Thân
P/S:
Series Pregnancy đến đây là kết thúc. Khi bắt đầu manh nha ý tưởng có
series này, mình chỉ nghĩ đơn giản sẽ truyền đạt lại một số những kinh
nghiệm thực tiễn đã trải qua để các bạn - những người sắp làm mẹ có thể
tham khảo, tích lũy kinh nghiệm (một chút ít thôi trong biển kinh nghiệm
vô vàn khi mang thai, sinh nở và nuôi con :D) để có một thai kì thành
công và khỏe mạnh. Nó cũng đồng thời như một cách để mình lưu giữ lại
chính những bài học mà mình đã có được trong suốt quãng thời gian vô
cùng quý báu của người phụ nữ này, để biết đâu đấy vài năm nữa làm tập
hai đọc lại còn lấy tinh thần nữa chứ :D
Bước
sang một trang mới, làm mẹ, với vô vàn những trách nhiệm và những điều
lạ lẫm bỡ ngỡ khi nuôi dưỡng một đứa trẻ nên người - mình cũng vẫn muốn
chia sẻ cùng các mẹ quãng thời gian quý báu tiếp theo và vô cùng quan
trọng đó. Chính vì thế, khi series Pregnancy này kết thúc, mình sẽ mở ra
một series mới "Being A Mom (BAM) Series" tiếp tục là
những kinh nghiệm và chia sẻ từ bản thân mình trong việc nuôi dưỡng và
chăm sóc con nhỏ. Mong được các mẹ ủng hộ nhiệt tình! :)